Page 177 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 177

tra, kiểm tra đối với các hoạt động của các trường nhiều hơn so với cơ chế
          nhà nước kiểm soát.

               Thứ ba, nhận thức về tự chủ đại học nói chung và quyền tự chủ của cơ
          sở GDĐH về đào tạo, bồi dưỡng nói riêng còn chưa thống nhất và chưa được
          thể hiện nhất quán. Trên thực tế, có sự thiếu thống nhất trong cách hiểu về
          quyền tự chủ về đào tạo, bồi dưỡng. Có người hiểu quyền tự chủ nói chung
          và quyền tự chủ về đào tạo, bồi dưỡng nói riêng của các trường đại học là khi
          trường đạt các điều kiện cần mà Nhà nước quy định về tự chủ thì được tự do
          lựa chọn, quyết định trong việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nên Nhà nước
          không cần thiết quy định “việc thực hiện quyền tự chủ theo quy định của pháp
          luật” nữa mà để các trường được tự do quyết định. Ngược lại, cũng có quan
          điểm cho rằng việc thực hiện quyền tự chủ của trường đại học chẳng qua là
          sự thay đổi cơ chế quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của trường đại
          học từ cơ chế nhà nước kiểm soát (tức nặng về “tiền kiểm” và nhẹ về “hậu
          kiểm”) sang cơ chế nhà nước giám sát (tức nặng về “hậu kiểm” và nhẹ hoặc
          bỏ “tiền kiểm”). Việc hiểu không nhất quán dẫn đến khó khăn trong thực hiện
          quyền tự chủ.

               Thứ tư, việc thực hiện quyền tự chủ về đào tạo, bồi dưỡng chỉ có thể
          thực hiện hiệu quả khi trường đại học có đủ năng lực để thực hiện sự tự chủ
          này. Chất lượng sản phẩm mà trường đại học cung cấp cho xã hội cần có sự
          bảo đảm chất lượng đó đạt yêu cầu, tiêu chuẩn nhất định. Chính vì vậy, một
          mặt pháp luật thiết lập một hành lang pháp lý hình thành nên những tiêu chuẩn
          tối thiểu mà trường cần đạt để đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; mặt
          khác, tự bản thân nhà trường cần có đủ nguồn lực từ con người đến cơ sở vật
          chất, hệ thống quản trị để đảm bảo chất lượng đào tạo cung cấp cho xã hội
          đạt yêu cầu. Tuy Trường ĐHCT đã có hơn 55 năm xây dựng và phát triển với
          cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đội ngũ giảng viên, viên chức được đào
          tạo bài bản, có kinh nghiệm giảng dạy, quản lý, nhiệt tình, trách nhiệm trong
          công tác nhưng năng lực này vẫn còn một số hạn chế nhất định như tỷ lệ giảng
          viên là tiến sĩ chưa đạt yêu cầu, mong muốn của Trường; số lượng giảng viên
          là Giáo sư, Phó giáo sư còn hạn chế, chưa đồng đều ở tất cả các ngành đào
          tạo; việc cải tiến phương pháp dạy, học và đánh giá việc học còn chậm đổi
          mới; việc mở các ngành đào tạo mới theo yêu cầu phát triển của xã hội còn
          gặp khó khăn; cơ sở vật chất một số nơi còn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu đào
          tạo, bồi dưỡng theo các công nghệ hiện đại hiện nay (như các ngành về công
          nghệ, khoa học tự nhiên).




                                                                                163
   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182