Page 176 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 176

5.4.3  Khó khăn

               Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, việc thực hiện quyền tự chủ về đào
          tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL của Trường ĐHCT cũng
          gặp không ít khó khăn.
               Thứ nhất, hệ thống pháp luật về tự chủ đại học đang trong quá trình
          hoàn thiện và chưa giải quyết hết những xung đột, mâu thuẫn giữa những
          quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành trước khi Luật
          sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học năm 2012 ra đời và những nội dung
          được sửa đổi, bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học
          năm 2012. Ngoài ra, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học năm 2012
          là luật chuyên ngành điều chỉnh về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở bậc đại
          học nhưng để thực hiện được hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở bậc đại học,
          không chỉ có văn bản luật chuyên ngành giáo dục điều chỉnh mà còn liên
          quan nhiều văn bản luật ở các lĩnh vực khác như Luật Viên chức, Luật Đầu
          tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Bộ luật Lao động. Vì vậy, khi
          thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học năm 2012, sự mâu
          thuẫn không chỉ nằm trong các văn bản quy phạm pháp luật của ngành giáo
          dục mà còn nằm trong các các văn bản quy phạm pháp luật của ngành, lĩnh
          vực khác có liên quan.
               Thứ hai, hiện nay Bộ GDĐT đã rà soát sửa đổi, bổ sung và ban hành
          mới nhiều thông tư để đưa chủ trương của quyền tự chủ đại học về đào tạo,
          bồi dưỡng trong Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học năm 2012 và
          Nghị định số 99/2019/NĐ-CP đi vào hiện thực. Tuy nhiên, nhiều nội dung
          trong các thông tư hướng dẫn thi hành Luật và Nghị định còn chưa rõ ràng
          hoặc còn tồn tại “cơ chế quản lý nhà nước kiểm soát” (state control), chưa
          thực  sự  thoát  ly  triệt  để  sang  cơ  chế  quản  lý  nhà  nước  giám  sát  (state
          supervision), cơ chế được xem là “linh hồn” của tự chủ đại học. Việc quy
          định chưa rõ ràng làm cho cơ sở GDĐH loay hoay và băn khoăn trong việc
          thực hiện quyền tự chủ trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực vì nếu hiểu
          sai, hiểu không đúng quy định của pháp luật dẫn đến thực hiện sai sẽ gây
          hậu quả, ảnh hưởng đến người học, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Trong
          cơ chế nhà nước giám sát, việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tập trung
          “hậu kiểm” các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các trường đại học càng
          đòi hỏi Nhà nước cần minh định rõ ràng, chi tiết, đầy đủ trong các quy định
          của pháp luật về nội hàm và thủ tục thực hiện quyền tự chủ về đào tạo, bồi
          dưỡng của trường đại học. Đồng thời, cơ chế này đòi hỏi Nhà nước tăng
          cường công tác tập huấn, giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật và thanh

          162
   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181