Page 178 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 178
Thứ năm, Trường đã và đang chủ động thực hiện quyền tự chủ đại học
để quyền này thực sự mang lại hiệu quả nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH
và phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, hiện tại, việc thực hiện quyền tự chủ trong
đào tạo ngoài một số khó khăn từ quy định của pháp luật, Nhà trường còn gặp
nhiều thách thức trong tiếp cận nhu cầu của thị trường lao động. Nhà trường
đang mở rộng và đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, chính quyền địa
phương để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu
của người sử dụng lao động, đồng thời có thể dẫn dắt thị trường lao động.
Tuy nhiên, để thực hiện được điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư về nhân lực,
vật lực và chính sách để khảo sát, nắm bắt xu thế phát triển của thị trường lao
động trong vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Theo Báo cáo của
Ngân hàng thế giới về tự chủ đại học ở nước ta, việc thiếu thông tin về thị
trường lao động cũng là khó khăn chung ở Việt Nam (World Bank, 2020).
Đây cũng là một trong những thách thức đối với Nhà trường khi phát triển
nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL.
5.5 NGUYÊN NHÂN CỦA KHÓ KHĂN VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG
HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUYỀN TỰ CHỦ CỦA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CHO VÙNG ĐBSCL
5.5.1 Quy định của pháp luật
Hiện nay, tự chủ đại học ở Việt Nam không còn chỉ là chủ trương nằm
trong các nghị quyết của Đảng và văn bản luật của Nhà nước mà đã và đang
được Nhà nước luật hóa, quy định cụ thể. Hệ thống pháp luật có liên quan
đến quyền tự chủ của cơ sở GDĐH đang được rà soát để hoàn thiện nhằm
đảm bảo quyền tự chủ của cơ sở GDĐH khả thi, hiệu lực và hiệu quả. Tuy
nhiên, như đã phân tích ở trên, hệ thống pháp luật chưa được sửa đổi toàn
diện, thống nhất giữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, dẫn đến việc thực thi quyền tự
chủ còn hạn chế (Bộ GDĐT, 2022). Vì vậy, để khắc phục hạn chế này, bên
cạnh việc rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật do Bộ GDĐT
thực hiện cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền chuyên môn thuộc các lĩnh khác có liên quan như Bộ Nội vụ, Bộ Khoa
học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để
đồng bộ trong xây dựng quy định pháp luật có liên quan đến quyền tự chủ của
cơ sở GDĐH và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ để đề xuất Quốc hội sửa
đổi, bổ sung các văn bản luật có liên quan, trong đó chú trọng cả quy phạm
164