Page 174 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 174

- Quyết định phương thức tổ chức và quản lý đào tạo đối với các trình
          độ, hình thức đào tạo;

               - Xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo phù hợp với quy
          định về Khung trình độ quốc gia Việt nam, về chuẩn chương trình đào tạo;
               - Mở ngành đào tạo theo quy định của pháp luật;

               - Biên soạn, lựa chọn, thẩm định, phê duyệt và sử dụng tài liệu giảng
          dạy, giáo trình giáo dục đại học (trừ các môn học bắt buộc);
               - Tổ chức thực hiện, đánh giá chất lượng các chương trình đào tạo của
          giáo dục đại học;

               - Thiết kế mẫu, in phôi, cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ phù hợp
          với quy định của pháp luật;
               - Thực hiện các quyền tự chủ khác về học thuật và hoạt động chuyên
          môn phù hợp với quy định của pháp luật;

               - Tự chủ trong việc tự xác định chỉ tiêu hình thức vừa làm vừa học, trên
          cơ sở năng lực của trường; Trường xác định và công bố công khai phương
          thức, chỉ tiêu tuyển sinh trình độ đại học hình thức vừa làm vừa học trong đề
          án tuyển sinh theo quy định của Bộ GDĐT, ban hành các quyết định liên kết
          đào tạo trình độ đại học hình thức vừa làm vừa học với các cơ sở giáo dục
          trong và ngoài vùng ĐBSCL đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

               - Tự chủ trong đặt trạm từ xa khi có quyết nghị của HĐT; từ năm 2019
          đến nay Trường đã triển khai bổ sung 5 chương trình đào tạo từ xa thực hiện
          theo quy định so với các chương trình được Bộ GDĐT cấp phép trước đó
          nhằm phục vụ nhu cầu học tập của người dân trong vùng ĐBSCL nói riêng
          và cả nước nói chung.
               5.4.2  Thuận lợi

               Khi thực hiện quyền tự chủ trong phát triển nguồn nhân lực của vùng
          ĐBSCL, Trường ĐHCT có những thuận lợi:
               Thứ nhất, Đảng và Nhà nước đã ban hành chủ trương cho phép cơ sở
          GDĐH nói chung và cơ sở GDĐH công lập nói riêng có quyền tự chủ, trong
          đó có tự chủ về học thuật, hoạt động chuyên môn khác. Nhà nước đã thể chế
          hóa chủ trương tự chủ đại học của Đảng thành hành lang pháp lý cho việc trao
          quyền tự chủ về đào tạo, bồi dưỡng cho các trường công lập thông qua việc
          sửa  đổi,  bổ  sung  Luật  GDĐH  năm  2012  và  ban  hành  Nghị  định  số



          160
   169   170   171   172   173   174   175   176   177   178   179