Page 144 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 144

4.6.2.3 Chính sách sử dụng đối với phát triển nguồn nhân lực chất
          lượng cao

               Thứ nhất: tạo nhiều việc làm cho người lao động
               - Sức mạnh của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
          đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới phụ thuộc không chỉ số lượng và cơ cấu
          nguồn lao động mà còn ở chỗ nguồn lao động đó được khai thác, sử dụng như
          thế nào. Vấn đề này bao gồm nhiều yếu tố, từ việc tạo việc làm cho người lao
          động đến việc tổ chức, quản lý lao động xã hội, điều kiện môi trường lao động
          cũng như động lực kích thích tính tích cực của người lao động.

               - Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, chính sách lao động và việc
          làm phải hướng vào việc khai thác triệt để, hợp lý, có hiệu quả, mà tư tưởng
          cơ bản của nó là bảo đảm và tạo điều kiện cho mọi người có khả năng lao
          động đều có cơ hội có việc làm.
               - Chú trọng tạo việc làm cho lao động đã qua đào tạo, nhất là đối với
          lao động trí tuệ. Tăng vốn đầu tư tạo việc làm, phát triển thị trường lao động.

               - Cần thực hiện xã hội hoá việc làm, khuyến khích phát triển đa dạng
          các thành phần kinh tế (chú trọng doanh nghiệp vừa và nhỏ), trong đó nhà
          nước có vai trò tạo ra các tiền đề, điều kiện và môi trường cần thiết về pháp
          lý, kinh tế, xã hội, đồng thời trợ giúp có hiệu quả như cho vay vốn để tạo việc
          làm, thực hiện chính sách thuế và tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp tạo được
          nhiều việc làm.

               Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động chất xám
               - Phải có chiến lược đúng đắn trong việc sử dụng nguồn lao động chất
          xám. Trước hết cần phải điều tra, nắm chắc thực trạng sử dụng nguồn lao
          động ở các doanh nghiệp, phát hiện những bất hợp lý về quy mô, cơ cấu, việc
          làm, để có sự điều chỉnh kịp thời, bố trí đúng người, đúng việc.
               - Mở rộng phân công lao động xã hội, gắn phân công lao động địa
          phương với quốc gia và quốc tế, phát triển các ngành nghề mới, sử dụng một
          cách có hiệu quả cao nguồn lao động chất xám hiện có ở thành phố Hồ Chí
          Minh. Phát triển mạnh mẽ thị trường lao động, cung cấp thông tin đầy đủ cho
          người sử dụng lao động và người lao động để họ có thể gặp nhau, đáp ứng cả
          nhu cầu công việc lẫn nhu cầu làm việc.
               - Phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động chất xám, lao động trí tuệ,
          phù hợp với xu thế vận động và phát triển của thế giới, cả về chất lượng, số
          lượng, quy mô, kết cấu giữa các ngành nghề, giữa trước mắt và lâu dài, giữa


          130
   139   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149