Page 146 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 146

4.7  KẾT LUẬN

               Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế và nền kinh tế tri thức, phát triển
          nguồn nhân lực chất lượng cao cần phải được ưu tiên. Nguồn nhân lực chất
          lượng cao không chỉ là nguồn nhân lực trình độ cao. Sâu sắc hơn, nguồn nhân
          lực chất lượng cao là nguồn nhân lực chất lượng, hoàn hảo các năng lực nòng
          cốt để biểu hiện kết quả công việc tốt nhất ở từng vị trí trong thang 04 cấp độ
          vị trí việc làm bao gồm nhân viên, trưởng nhóm, người quản lý và ban quản
          lý cấp cao trong tổ chức. Nguồn nhân lực chất lượng cao phải được thỏa các
          tiêu chí trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với vị trí công việc, kỹ năng,
          kinh nghiệp, khả năng lãnh đạo và sau cùng là năng lực sáng tạo.

               Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là việc khó, nhưng quản lý và
          sử dụng hiệu quản nguồn lực này càng khó hơn. Quản lý nguồn nhân lực
          không chỉ đơn thuần là nâng cao năng lực hay đầu tư tập trung vào chỉ yếu tố
          con người. Hơn thế, quản lý nguồn nhân lực phải gồm một tiến trình phù hợp
          các hoạt động như định hướng nghề, đào tạo, tuyển dụng, tuyển chọn, nâng
          cấp, đánh giá biểu hiện, chính sách khuyến khích để giữ nguồn lực, chế độ
          đãi ngộ, quan hệ lao động, phúc lợi xã hội, sức khỏe và tuân thủ luật lao động.
          Để đáp ứng mô hình quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát
          triển kinh tế xã hội ĐBSCL, một chiếc lược hay chương trình phát triển và
          quản lý nguồn nhân lực cần được nghiên cứu và xây dựng. Trong đó, cần
          tham khảo mô hình quản lý nguồn nhân lực thành công của các quốc gia, vùng
          đã áp dụng thành công.

               Trong bối cảnh ĐBSCL hiện nay, phát triển và quản lý nguồn nhân lực
          chất lượng cao còn gặp nhiều khó khăn hiện tại và thách thức trong tương lai
          bao gồm năng lực cơ sở đào tạo, tố chất con người, môi trường làm việc, chế
          độ đãi ngộ và cơ hội thăng tiến. Song bên cạnh các thách thức trên, có nhiều
          cơ hội cho phát riển nguồn nhân lực, trong đó có nhiều yếu tố thuận lợi như
          tiềm năng lực lượng lao động trẻ, chính sách đầu tư của Chính phủ và quốc
          tế, xu hế hội nhập kinh tế, hạ tầng và thể chế quản lý được cải thiện, sự tham
          của lĩnh vực tư nhân vào phát triển nguồn nhân lực là những cơ hội.

               Để phát triển và quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao hiệu quả cho
          ĐBSCL, một số giải pháp và chiến lược đã được đề xuất. Trong đó, cần đẩy
          mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp về giáo dục đào tạo, chính sách sử dụng
          và thu hút nhân tài song song với sự phát triển của khoa học công nghệ. Như
          vậy, xu thế toàn cầu hoá đòi hỏi giáo dục đào tạo phải bổ sung vào sứ mệnh
          hay triết lý là học để chung sống.



          132
   141   142   143   144   145   146   147   148   149   150   151