Page 334 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 334

Theo tiêu chuẩn ISA-95/IEC62264, quá trình sản xuất công nghiệp nói
          chung và áp dụng cho quá trình sản xuất nông nghiệp nói riêng, được chia là
          5  cấp  độ  hay  5  mức  như  Hình  12.1  (International  Electrotechnical
          Commission [IEC], 2007; Bangemann et al., 2014). Theo đó, ở mức 0, quá
          trình sản xuất được thực hiện dạng thủ công là chủ yếu. Đến mức 1, hệ thống
          cảm biến dùng để cân, đong, đo, đếm và các cơ cấu truyền động đã được ứng
          dụng nhằm nâng cao năng suất và giải phóng một phần lao động thủ công của
          con người. Ở mức 2, hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu về máy
          tính (SCADA - supervisory control and data acquisition) được áp dụng để
          giải phóng hầu hết lao động thủ công của con người. Mức 3 và 4 là hai mức
          cao nhất, cho phép tự động điều hành sản xuất và quản trị doanh nghiệp trên
          phần mềm máy tính (mức 3, MES - manufacturing execution systems), cũng
          như có thể tự động hoạch định nguồn lực doanh nghiệp và tổ chức hoạt động
          logistics (mức 4, ERP – enterprise resource planning systems).
               Theo tiêu chuẩn ISA-95/IEC62264, sự can thiệp của công nghệ vào các
          quá trình công nghiệp nói chung đi từ mức 1 đến mức 4. Từ cơ sở đó, chương
          này sẽ trình bày tổng quan về các thành tựu ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực
          nông nghiệp mà Trường ĐHCT đã và đang phối hợp với nhiều đơn vị trong
          và ngoài nước để triển khai cho vùng ĐBSCL. Ở mức 1, hoạt động cơ giới
          hóa (CGH) trong nông nghiệp được trình bày ở phần 12.2. Ở mức 2, các
          nghiên cứu ứng dụng công nghệ internet vạn vật và tự động hóa sẽ được trình
          bày ở phần 12.3 và 12.4. Ở mức 3, kết quả xây dựng các hệ thống thông tin
          tích hợp và công tác chuyển đổi số cho doanh nghiệp sẽ được đề cập ở phần
          12.5 và 12.6. Cuối cùng, ở mức 4, dịch vụ logictics trong nông nghiệp sẽ được
          trình bày tổng quan ở phần 12.6.

               12.2  CƠ GIỚI HÓA TRONG NÔNG NGHIỆP

               CGH sản xuất lúa tại ĐBSCL đạt tỷ lệ cao so với cả nước. Theo số liệu
          của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2018, khâu làm đất hầu như
          được CGH hoàn toàn, khâu chăm sóc và thu hoạch đạt 85% và khâu gieo cấy
          thì thấp hơn chỉ đạt 45% (Bảnh, 2018).
               12.2.1  Quá trình phát triển

               Trước đây nông dân làm lúa mùa trên vùng đất có trâu bò cày bừa,
          người dân gieo mạ đến thời điểm thích hợp tùy mỗi loại giống thì nhổ mạ và
          cấy tay, những vùng không làm đất, người dân vẫn gieo mạ nhưng chỉ có phát
          cỏ trên mặt đất và cấy bằng nọc cấy. Từ khi chuyển đổi sang làm lúa ngắn
          ngày, máy móc thay dần sức kéo trâu bò mới đáp ứng yêu cầu của thời vụ.

                                                                                323
   329   330   331   332   333   334   335   336   337   338   339