Page 339 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 339
phần thúc đẩy CGH khâu thu hoạch từ thu hoạch thủ công đến nay đã hơn
85% thu hoạch bằng máy.
12.2.3.3 Kỹ thuật cấy lúa
Từ năm 2013, cùng với Công ty Yanmar Nhật Bản, Trường ĐHCT kết
hợp với các sở ban ngành các tỉnh thuộc ĐBSCL và Tập đoàn Lộc Trời thực
hiện liên tục các thí nghiệm khảo sát đánh giá tính khả thi và sự phù hợp của
các loại máy cấy lúa bao gồm máy đi bộ, máy ngồi lái (Hình 12.6) với mật độ
gieo, điều kiện đồng ruộng (quy mô thửa ruộng, loại đất, mô hình canh tác,…)
và lượng phân bón sử dụng khác nhau. Kết quả cho thấy các loại máy cấy lúa
nói trên nhìn chung phù hợp với điều kiện đồng ruộng Việt Nam và khoảng
cách giữa các hàng cấy 25 cm và 30 cm không ảnh hưởng đáng kể đến năng
suất lúa. Tùy giống lúa, mục đích sản xuất và tập quán từng địa phương mà
khoảng cách hàng và mật độ cấy được lựa chọn.
a) b)
Hình 12.6. a) Thử nghiệm máy cấy đi bộ AP4 trên ruộng lúa-tôm tại Cà Mau,
b) Mô hình ứng dụng máy cấy lúa kết hợp bón vùi phân tại Sóc Trăng
Kỹ thuật cấy lúa sử dụng mạ khay mật độ cao cũng đã được thử
nghiệm, giới thiệu và hướng dẫn sử dụng nhằm giảm chi phí sản xuất. Theo
phương pháp này, lượng giống sử dụng để gieo trên một khay tăng lên gấp
đôi (250-300 g/khay) nhờ vậy, mặt bằng, thời gian và vật tư chuẩn bị mạ
giảm đến 50% so với cách chuẩn bị mạ khay truyền thống. Phương pháp này
còn giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu nhờ lượng khay mạ cần thiết cũng ít
hơn (Sawamoto, 2021).
Từ năm 2016, kỹ thuật cấy lúa kết hợp với bón vùi phân đồng thời
được giới thiệu và chuyển giao cho người sản xuất lúa sau các thí nghiệm
xác nhận tính ưu việt của nó trong việc tăng cường hiệu quả sử dụng, từ đó
328