Page 340 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 340
giảm lượng phân cũng như công lao động nhờ giảm số lần bón phân. Nổi
bật là chương trình hợp tác với Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long trong
khuôn khổ Dự án VnSAT “Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác lúa bằng
máy cấy kết hợp bón phân trong sản xuất lúa bền vững tại ĐBSCL”. Kết
quả nghiên cứu từ dự án đã nhận dạng VP7D25, YR70D, YR60D với những
ưu điểm của nó, là máy cấy kết hợp vùi phân phù hợp cho sử dụng trong
canh tác lúa ở vùng ĐBSCL (VnSAT, 2020). Từ kết quả mô hình (Hình
12.6b), cấy kết hợp vùi phân làm tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa
từ 4,0 đến 8,0 triệu đồng/ha trong vụ Thu Đông (tùy vùng sinh thái) so với
bón phân thông thường.
12.2.3.4 Kỹ thuật sạ cụm
Từ năm 2016, Yanmar đã xác định được nhu cầu máy sạ cụm và lợi
ích của nó như chi phí đầu tư và vận hành thấp mà có được hầu hết ưu điểm
của máy cấy nên đã cùng với Trường ĐHCT thiết kế, thử nghiệm và cải tiến.
Đến nay, máy đang được sản xuất và sẽ đưa ra thị trường vào cuối năm 2022,
như minh họa trên Hình 12.7. Thí nghiệm và thực tế ứng dụng đã chứng minh
kỹ thuật sạ cụm giảm được lượng lúa giống sử dụng khoảng 60% (Matsubara
et al., 2021). Máy còn giúp giảm được chi phí sản xuất (giống, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật,...), tăng năng suất, tăng chất lượng, hạn chế đổ ngã,
tăng giá bán nên hiệu quả kinh tế cao hơn so với lúa sạ lan, giúp tăng lợi
nhuận từ 40% đến 80%. Máy sạ cụm hiện nay có thể lắp sau máy kéo hay
máy cấy và có thể được tích hợp với bộ phận bón vùi phân giúp giảm đáng
kể lượng phân sử dụng.
Lúa bị đổ ngã trên ruộng sạ lan
Sạ cụm
Hình 12.7. Thử nghiệm máy sạ cụm lắp trên máy kéo tại An Giang
329