Page 338 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 338

a)                       b)                      c)
                       Hình 12.5.  a) Máy GĐLH kết hợp băm nhuyễn rơm,
                            b) Máy GĐLH vòi xả, c) Máy GĐLH mini

               Hiện nay, máy gặt đập liên hợp không ngừng được cải tiến, đổi mới
          nhằm đáp ứng điều kiện sử dụng thực tế (Matsubara et al., 2021). Máy GĐLH
          có bộ phận băm nhuyễn rơm (Hình 12.5a) nhằm góp phần trả lại nguồn hữu
          cơ cho đất. Máy GĐLH được trang bị hệ thống lái vô-lăng giúp tăng cường
          sự thoải mái và thuận tiện cho người vận hành và tăng năng suất hoạt động
          của máy. Máy GĐLH loại vòi xả (Hình 12.5b) đã được giới thiệu nhằm giảm
          bớt thời gian và chi sản xuất. Trong thời gian gần đây, máy GĐLH mini (Hình
          12.5c) cũng được quan tâm phát triển để thu hoạch lúa trên ruộng nhỏ và
          ruộng có nền đất yếu.

               12.2.3  Các kết quả chủ yếu trong CGH nông nghiệp ĐBSCL
               12.2.3.1  San phẳng đồng ruộng bằng tia laser

               Khi khai phá và trồng lúa ở ĐBSCL, nông dân luôn mong muốn thửa
          ruộng canh tác được bằng phẳng. Do đó, người dân đã làm phẳng mặt đồng
          bằng sức người, trâu bò và phương tiện cơ giới, qua nhiều năm nên có được
          mặt ruộng tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên, để đạt độ bằng phẳng chính xác
          hơn để kiểm soát tốt lượng nước tưới tiêu trên ruộng hiệu quả, công nghệ
          Laser được dùng trong san phẳng mặt ruộng. Trường ĐHCT đã tham gia dự
          án IRRI-ADB-Việt Nam (2010 - 2013) chuyển giao tài liệu và tập huấn về kỹ
          thuật san phẳng đồng ruộng bằng tia laser, hướng dẫn sử dụng chăm sóc bảo
          dưỡng máy gặt đập liên hợp, sấy và bảo quản lúa cho các tỉnh Nam sông Hậu.

               12.2.3.2  Phát triển máy gặt đập liên hợp
               Từ tháng 8 năm 1998, Trường ĐHCT đã cử cán bộ tham gia chấm thi
          tuyển máy sấy và máy gặt lúa ở Nông trường Sông Hậu do Bộ Nông nghiệp
          và Phát triển Nông thôn tổ chức, các lần tiếp theo ở Nông trường Sông Hậu
          (2006),  Kiên  Giang  (2007),  Đồng  Tháp  (2008),  An  Giang  (2009)  và
          Sóc Trăng (2010). Các kỳ hội thi máy thu hoạch lúa các tỉnh phía Nam đã góp



                                                                                327
   333   334   335   336   337   338   339   340   341   342   343