Page 333 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 333

tuệ nhân tạo (công nghệ ưu tiên thứ 1 - #1); Công nghệ Internet kết nối vạn
          vật (#2); Công nghệ nông nghiệp chính xác (#48) và Công nghệ thiết kế,
          chế tạo máy nông nghiệp tiên tiến: máy canh tác, chăm sóc, thu hoạch và
          sau thu hoạch thế hệ mới; hệ thống thiết bị chế biến và bảo quản thực phẩm
          có quy mô công nghiệp (#58) (Thủ tướng Chính phủ, 2020). Bên cạnh đó,
          tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2022, Thủ tướng chính
          phủ đã phê duyệt quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn
          đến năm 2050. Theo quy hoạch này, nhiệm vụ chiến lược đặt ra là phải phát
          triển vùng ĐBSCL đến năm 2030 trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp
          bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới. Để
          hiện thực hóa mục tiêu trên đòi hỏi tất cả các cấp, các ngành phải vào cuộc
          với các hướng tiếp cận đúng đắn. Trường ĐHCT xác định vai trò của việc
          ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp là vô cùng to lớn, với nhiều
          cơ hội và cũng không ít thách thức. Để có thể đề xuất các định hướng ứng
          dụng công nghệ phù hợp cho ĐBSCL, trước hết chúng ta cần có cái nhìn
          tổng quan về hoạt động này trong vùng. Đồng thời, các ứng dụng công nghệ
          ở thời điểm hiện tại cần được so sánh với một tiêu chuẩn quốc tế, để có thể
          định hình một cách rõ ràng hơn rằng ĐBSCL đang nằm ở giai đoạn nào của
          tiến trình tự động hóa hoạt động sản xuất nông nghiệp.






























                      Hình 12.1.  Cấu trúc của quá trình sản xuất công nghiệp
                               theo tiêu chuẩn ISA-95/IEC62264
                          (Nguồn: Bangemann et al., 2014; IEC, 2007)

          322
   328   329   330   331   332   333   334   335   336   337   338