Page 332 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 332
Chương 12
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG NÔNG NGHIỆP
3
2
Nguyễn Chí Ngôn 1,2* , Lương Vinh Quốc Danh , Trương Minh Thái ,
2
2
3
Nguyễn Thái Nghe , Nguyễn Hồng Phúc , Nguyễn Thắng Lợi
3
4
3
Huỳnh Xuân Hiệp , Nguyễn Đỗ Quỳnh , Nguyễn Hữu Hòa ,
5
3
5
Trương Chí Thành , Nguyễn Văn Khải , Takeo Matsubara ,
5
5
Hiroaki Muraoka , Kunio Doi , Kazunori Sawamoto 5
1 Hội đồng trường Trường Đại học Cần Thơ
2 Trường Bách Khoa, Trường Đại học Cần Thơ
3 Trường Công nghệ thông tin và Truyền Thông, Trường Đại học Cần Thơ
4 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ
5 Viện Nghiên cứu Máy Nông nghiệp Yanmar, Trường Đại học Cần Thơ
*
( Email: ncngon@ctu.edu.vn)
T
rong chiến lược phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),
Chính phủ đã xác định một nhiệm vụ quan trọng là đưa ĐBSCL
trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động
và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới vào năm 2030. Để có thể
góp phần hiện thực hóa mục tiêu này, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) xác
định vai trò của việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp là vô
cùng to lớn, với nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức. Dựa theo tiêu chuẩn
quốc tế ISA-95/IEC62264 về quá trình sản xuất công nghiệp, chương này sẽ
trình bày tổng quan về các thành tựu ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực nông
nghiệp dựa theo 5 cấp độ của tiêu chuẩn trên, mà trường ĐHCT đã và đang
phối hợp với nhiều đơn vị trong và ngoài nước để triển khai cho vùng ĐBSCL.
12.1 GIỚI THIỆU
Khoa học và công nghệ đã và đang trở thành một lực lượng sản xuất
vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm,
đồng thời mở ra triển vọng to lớn cho xuất khẩu nông sản Việt Nam (Liên,
2022). Trong đó, ứng dụng công nghệ cao trong có vai trò quan trọng bậc
nhất trong quá trình sản xuất nông nghiệp của cả nước. Thật vậy, ngày 30
tháng 12 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục công nghệ
cao được ưu tiên đầu tư phát triển và danh mục sản phẩm công nghệ cao
được khuyến khích phát triển (Thủ tướng Chính phủ, 2020). Theo đó, các
công nghệ nổi bật, phù hợp với hoạt động sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL
đã và đang được Trường ĐHCT triển khai cho vùng, gồm có: Công nghệ trí
321