Page 128 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 128

Về quan điểm: Chuyển biến từ xem ĐBSCL là vùng phì nhiêu, giàu tài
          nguyên thiên nhiên đến nhận ra vùng trước thách thức hiểm họa thiên nhiên,
          không an toàn và tụt hậu về kinh tế - xã hội; từ tập trung kiểm soát (bằng biện
          pháp công trình) và khai thác tài nguyên để sản xuất lương thực đến quản lý
          hợp lý và tận dụng lợi thế tài nguyên thiên nhiên theo hướng thích nghi; từ
          xem nông nghiệp là ngành kinh tế riêng lẻ, đơn giá trị đến gắn kết nông nghiệp
          với đời sống cư dân và kinh tế - xã hội – môi trường nông thôn.

               Về cách tiếp cận: Chuyển biến từ sản xuất đơn thuần ở khâu canh tác
          của nông dân đến kinh tế ngành hàng, chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị; từ tập
          trung lúa gạo cho an ninh lương thực quốc gia đến đa canh, đa giá trị dựa trên
          lợi thế tự nhiên và nhu cầu thị trường; từ tập trung vào năng suất và sản lượng
          đến chất lượng và giá trị; từ chỉ tiêu dựa trên đơn vị hành chính đến hợp tác
          tiểu vùng có chung chuỗi ngành hàng không phân biệt địa giới hành chính.

               Về phương pháp: Chuyển biến từ chỉ tập trung vào kỹ thuật và hệ thống
          công trình phục vụ sản xuất đến nhóm giải pháp (kết hợp công trình và phi
          công trình) phục vụ chuỗi cung ứng và giá trị nông sản; từ thâm canh sang
          công nghệ sinh thái; từ quản lý đồng ruộng/trang trại riêng lẻ sang quản lý
          vùng nguyên liệu có truy xuất nguồn gốc; từ điều phối đơn ngành (nông
          nghiệp) sang liên ngành để hỗ trợ chuỗi giá trị.
               Có ba giai đoạn chính thể hiện những thay đổi lớn của chính sách phát
          triển nông nghiệp và nông thôn sau đây (Bảng 7.1):

               a) Giai đoạn 1999 – 2013: Tập trung sản xuất lúa, công trình kiểm
          soát lũ và mặn
               Trong giai đoạn 1975 – 1999, Chính phủ tập trung đầu tư xây dựng kết
          cấu hạ tầng kiểm soát mặn và ngọt hóa (tiểu vùng ven biển), cải tạo đất, rửa
          phèn (tiểu vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên) để ưu tiên mở
          rộng diện tích và thâm canh sản xuất lúa cao sản cho đảm bảo nhu cầu lương
          thực quốc gia. Chính sách phát triển sản xuất lúa bộc lộ những bất lợi ở tiểu
          vùng ven biển: năng suất và lợi nhuận thấp và không ổn định, so với tôm nước
          lợ chuyên canh hoặc luân canh với lúa. Trong bối cảnh đó cùng với lũ cao bất
          thường xảy ra nhiều năm ở tiểu vùng lũ trong thập niên 1990 (năm 1990,
          1991, 1995, 1996, 1997 và 1999), Chính phủ định hướng đa dạng sản xuất
          trên đất lúa, chuyển đổi canh tác độc canh lúa sang tôm nước lợ luân canh với
          lúa. Khi đó phát triển sản xuất lúa thâm canh kết hợp đảm bảo an toàn cuộc
          sống, sản xuất nông nghiệp ở tiểu vùng lũ bằng biện pháp công trình đê bao




                                                                                117
   123   124   125   126   127   128   129   130   131   132   133