Page 124 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 124

Chương 7

                  CHUYỂN DỊCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
          ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2020

                                                                   1*
                                                                                  1
                                                    Đặng Kiều Nhân , Hồ Chí Thịnh ,
                                                                 1
                                                                                  2
                                               Nguyễn Thành Tâm , Nguyễn Duy Cần ,
                                              3
                                                                                   1
                                                               4
                                Nguyễn Phú Son , Phạm Thanh Vũ  và Nguyễn Hồng Tín
          1 Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ;
                                   2 Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ
                                             3 Trường Kinh tế, Trường Đại học Cần Thơ
                   4 Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ
                                                          *
                                                         ( Email: dknhan@ctu.edu.vn)

               7.1  GIỚI THIỆU

               Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đứng trước con đường phát
          triển mới. Nơi đây từng được xem là nơi trù phú về tài nguyên thiên nhiên, dễ
          sống và lập nghiệp. Vùng từng được xem là “vựa lúa, vựa trái cây, vựa thủy
          sản” của quốc gia. Trong tiến trình phát triển đến nay, tài nguyên thiên nhiên
          không còn trù phú nữa do yếu tố bên trong cùng như bên ngoài (Chương 2).
          Nếu cư dân của vùng sản xuất ra “vựa nông sản” thì chỉ đủ ăn, không giàu
          lên khi mà nhu cầu phát triển cuộc sống ngày càng tăng lên và môi trường
          sống ngày càng khó lường hơn (Binh et.al., 2020; Loc et.al., 2021). Trong khi
          đó, điều kiện kinh tế - xã hội nói chung và thu nhập của cư dân vùng ĐBSCL
          thấp hơn so với nhiều vùng khác của đất nước. Có thể nói, kinh tế - xã hội -
          môi trường của vùng đang tụt hậu so với mặt bằng chung của quốc gia (Lam
          & Anh, 2020).

               Nhận ra được thế mạnh, hạn chế, thách thức và thời cơ, Chính phủ đã
          định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng trong bối cảnh mới. Chính
          phủ ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP, quy hoạch chiến lược và hàng hoạt các
          kế hoạch phát triển khác từ trong giai đoạn 2020 – 2022 (phần 7.3.1 trong
          chương này). Triển khai chiến lược và chính sách vĩ mô cần tìm hiểu và đánh
          giá bối cảnh thực tiễn, và bài học rút ra từ tiến trình phát triển nông nghiệp và
          nông thôn của vùng trong 20 năm qua.






                                                                                113
   119   120   121   122   123   124   125   126   127   128   129