Page 125 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 125
Thông tin trong Chương này sẽ trả lời hai câu hỏi chính:
(1) Bài học lý luận và thực tiễn gì rút ra từ chuyển dịch sản xuất nông
nghiệp của vùng từ năm 2000, khi Chính phủ có chính sách đa dạng sản xuất
trên đất lúa và chuyển đổi sử dụng đất thích nghi ở tiểu vùng lợ/mặn đến 2020?
(2) Vấn đề vĩ mô cần được quan tâm để chuyển dịch nông nghiệp ở
ĐBSCL đạt được mục tiêu chiến lược của Chính phủ cho phát triển bền vững
vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Trả lời hai câu hỏi trên, Chương này trình bày bốn nội dung chính:
(1) khái niệm mới về nông nghiệp, trong mối quan hệ với phát triển bền vững
nông thôn và đô thị hóa; (2) nhìn lại tiến trình chuyển đổi sản xuất nông
nghiệp giai đoạn 2000 – 2020 và bài học rút ra từ giai đoạn này; (3) cơ hội và
thách thức của phát triển nông nghiệp – nông thôn trong giai đoạn mới; và
(4) vấn đề cần quan tâm để triển khai chính sách vĩ mô trong thực tiễn.
Báo cáo dựa vào tổng quan tài liệu, phân tích số liệu thức cấp và sơ cấp,
đồng thời ý kiến của chuyên gia chuyên gia.
7.2 KHÁI NIỆM VỀ NÔNG NGHIỆP
Nông nghiệp là ngành kinh tế sử dụng trực tiếp tài nguyên thiên nhiên
để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Sản phẩm của nông nghiệp có giá trị thị trường
(hữu hình) và phi thị trường (vô hình). Sản phẩm thị trường hữu hình gồm
lương thực, thực phẩm, đồ uống, dược liệu, tơ/sợi, sản phẩm vi sinh, sản
phẩm từ rừng, vật liệu xây dựng hoặc nguyên liệu cho ngành công nghiệp
khác, dịch vụ (du lịch, giải trí, thư giãn, nghệ thuật, khí hậu,…). Sản phẩm
vô hình là lợi ích về sinh thái – môi trường (xử lý ô nhiễm, thấp thụ carbon,
điều hòa vi khí hậu, chống xói lở, điều tiết nước, đa dạng sinh học, chu trình
dinh dưỡng) và sinh cảnh nông thôn. Sản phẩm nông nghiệp, dù cho sản
phẩm hữu hình hay vô hình, nếu được qua tiến trình công nghệ chế biến, thiết
kế hoàn chỉnh thì có thể tạo ra giá trị sử dụng cao. Do đó, ngành nông nghiệp
được coi là ngành kinh tế công nghiệp sơ khởi vì thực chất là ngành công
nghiệp sử dụng trực tiếp tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sản phẩm hàng hóa
có giá trị cao (Arya, 2021).
Một hệ thống ngành hàng nông nghiệp bao gồm chuỗi các công đoạn
của chuỗi cung ứng hoặc giá trị của ngành hàng (Hình 7.1). Chuỗi này bắt
đầu từ khoa học-công nghệ và dịch vụ đầu vào và kết thúc là sản phẩm của
thị trường tiêu dùng. Các khâu trung gian bao gồm sản xuất, sơ chế, tồn trữ,
chế biến, đóng gói, vận chuyển, phân phối tới thị trường tiêu dùng. Trong tiến
114