Page 346 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 346
Chương 17
ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nguyễn Thái Nghe , Trần Thanh Điện
1*
2
1 Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Cần Thơ
2 Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ
*
( Email: ntnghe@cit.ctu.edu.vn)
17.1 GIỚI THIỆU VÀ THỰC TRẠNG
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được mệnh danh là vựa lúa và
trái cây của cả nước, tuy nhiên việc thúc đẩy mua bán các sản phẩm chủ lực
của vùng vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệt là đưa các sản phẩm lên các sàn
thương mại điện tử (TMĐT) và xuất khẩu. Trước tình hình đó, các địa
phương cũng đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, tập huấn nhằm thúc đẩy phát
triển liên kết vùng, kết nối chuỗi cung ứng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa qua
thương mại điện tử. Tuy vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung,
trí tuệ nhân tạo nói riêng trong việc hỗ trợ phát triển TMĐT cho vùng
ĐBSCL vẫn còn rất ít và cần được tiếp tục đẩy mạnh. Thật vậy, các hệ
thống TMĐT (như mua sắm trực tuyến, giải trí, giáo dục,…) ngày càng
đóng vai trò quan trọng và trở nên phổ biến trong đời sống số. Các hệ thống
này cũng đã trở thành một trong những cốt lõi và là vấn đề sống còn đối với
nhiều doanh nghiệp, đặc biệt từ khi đại dịch Covid-19 vừa qua, tầm quan
trọng của hệ thống TMĐT trực tuyến là rất cần thiết. Một trong những cách
làm cho các hệ thống TMĐT trở nên thông minh hơn và hiểu khách hàng
nhiều hơn là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI).
Trí tuệ nhân tạo có thể hỗ trợ xây dựng các phần mềm như dự đoán
khách hàng tiềm năng, nhận dạng khách hàng quen thuộc, phân tích hành vi,
gợi ý sản phẩm,... Một trong những phương pháp thường được sử dụng nhất
của AI là máy học (machine learning) và học sâu (deep learning). Các
phương pháp này được sử dụng để xây dựng các ứng dụng trong TMĐT phổ
biến như Nghe (2016), Policarpo et al. (2021) và Yến (2023):
332