[Tọa đàm SDMD] - “Chuyển đổi số và công nghệ số - Động lực cho phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long - Tầm nhìn 2045 (SDMD 2045), Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với JICA Việt Nam; CSIRO, Úc; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Mobifone tổ chức Tọa đàm thường kỳ trực tuyến với chủ đề: “Chuyển đổi số và công nghệ số - Động lực cho phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Tọa đàm diễn ra tại Nhà Điều hành, Trường Đại học Cần Thơ và được phát trực tiếp trên fanpage Trường Đại học Cần Thơ (https://www.facebook.com/CTUDHCT) và nền tảng zoom, thu hút sự quan tâm, tham dự của các nhà quản lý, nhà khoa học từ ủy ban nhân dân, cơ quan, sở ngành các tỉnh, thành; các viện, trường, doanh nghiệp, hiệp hội trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Toàn cảnh Tọa đàm tại Hội trường Ban Giám hiệu, Nhà Điều hành, Trường Đại học Cần Thơ

 Các đại biểu tham dự trực tuyến

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, nhấn mạnh: “Chúng ta đang bước vào thời đại của sự phát triển nhanh chóng, sâu rộng và mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thời đại của toàn cầu hóa, của hội nhập - hợp tác và phát triển, đặc biệt là phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh, tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững. Vì vậy, đẩy mạnh Chuyển đổi số là xu hướng quan trọng và cấp thiết hiện nay. Việc thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về chuyển đổi số đòi hỏi nhiều giải pháp đồng bộ và phù hợp, trong đó, có vai trò rất quan trọng của các cơ quan, ban ngành các cấp từ Trung ương đến địa phương, viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, hiệp hội, các tổ chức quốc tế thông qua tăng cường các hoạt động hợp tác phát triển”.

GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, phát biểu khai mạc Tọa đàm

Tọa đàm thường kỳ trong khuôn khổ SDMD 2045 với chủ đề “Chuyển đổi số và công nghệ số - Động lực cho phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” được tổ chức nhằm mục đích chia sẻ thông tin, thành tựu, kết quả nghiên cứu khoa học cho địa phương và người dân nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và công nghệ số ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tọa đàm cũng là nơi các nhà khoa học, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực chuyển đổi số và công nghệ số giao lưu, chia sẻ thông tin và đề xuất hướng nghiên cứu, giải pháp khoa học nhằm phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. Những kết quả nghiên cứu, thành tựu khoa học góp phần cung cấp thông tin khoa học ứng dụng vào điều kiện thực tế của địa phương, là nền tảng và động lực cho sự phát triển bền vững của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

ThS. Lê Hoàng Thảo, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Phần mềm, Trường Đại học Cần Thơ, trình bày tham luận “Chuyển đổi số và công nghệ số - Nền tảng cho ứng dụng và phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long”

ThS. Võ Văn Bé Hai, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre trình bày tham luận “Nhu cầu chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số trong phát triển giáo dục hiện đại”

TS. Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp chia sẻ về “Nhu cầu và định hướng trong ứng dụng công nghệ số hướng đến phát triển nông thôn và đô thị thông minh”

ThS. Nguyễn Thanh Triều, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trình bày nội dung “Kinh tế số - Động lực mới cho phát triển”

Ông Phạm Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Công nghệ số Mobifone chia sẻ thông tin về “MobiAgri - Nền tảng nông nghiệp số hỗ trợ cho người nông dân”

Các đại biểu tích cực chia sẻ thông tin và thảo luận tại Tọa đàm:

 

 
 

 

Trong bối cảnh với cơ hội và thách thức mới, cùng với định hướng chiến lược phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Đảng và Chính phủ, Trường Đại học Cần Thơ, với nguồn lực và sứ mệnh của mình, đã chủ trì xây dựng và triển khai Đề án Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long - Tầm nhìn 2045 (SDMD 2045) nhằm nối kết và hợp tác với đối tác liên quan trong và ngoài nước để (i) tổ chức các diễn đàn quốc tế mỗi 2 năm, (ii) triển khai các chương trình - dự án nghiên cứu và phát triển, (iii) xây dựng trung tâm thông tin, tư vấn khoa học công nghệ, nhằm góp phần phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và đất nước nói chung.

Trong khuôn khổ Diễn đàn SDMD 2045, Tọa đàm trực tuyến được tổ chức thường kỳ hằng quý vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 hằng năm, nhằm kết nối, cung cấp, chia sẻ thông tin về hiện trạng, tiềm năng, thách thức và đề xuất giải pháp phát triển các lĩnh vực trọng yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm làm cơ sở lý luận và thực tiễn hỗ trợ xây dựng các chủ trương, chiến lược và chính sách phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long tầm nhìn đến năm 2045.

 

Các tham luận tại Tọa đàm SDMD tháng 12 năm 2022

TT Tên tham luận Diễn giả
1 Chuyển đổi số và công nghệ số - Nền tảng cho ứng dụng và phát triển bền vững ĐBSCL

 

Th.S. Lê Hoàng Thảo, Giám đốc TT. Công nghệ phần mềm, Trường Đại học Cần Thơ
2 Nhu cầu chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số trong phát triển giáo dục tỉnh Bến Tre Ông Võ Văn Bé Hai, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre
3 Công nghệ số thúc đẩy phát triển kinh tế số trong nông nghiệp - nông thôn TS. Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp
4 Kinh tế số: Động lực mới cho sự phát triển

GV. Nguyễn Thanh Triều, Khoa Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

5 MobiAgri - Nền tảng nông nghiệp số Phạm Thanh Bình, GĐ Trung tâm Công nghệ số Mobifone

Các tham luận tại Tọa đàm SDMD tháng 12 năm 2022

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 81

Hôm qua 114

Trong tuần 809

Trong tháng 4563

Tất cả 77451