Hội thảo “Phát triển kinh tế biển Việt Nam – Cơ hội và thách thức”

Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển và Hiệp hội nuôi biển Việt Nam tổ chức, ngày 01/10/2022, tại Hà Nội


NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

 Ơ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Văn Sánh1, Nguyễn Thanh Phương2, Trần Ngọc Hải2

1Nguyên Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSC, Trường ĐH Cần Thơ

2Chủ tịch Chủ tịch Hội đồng Trường, Trường ĐH Cần Thơ

3Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Cần Thơ

 

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam có bờ biển dài khoảng 3.260 km và có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Vi thế, chủ trương của Đảng và Nhà nước rất quan tâm phát triển kinh tế biển qua Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 6/5/1993; Chỉ thị số 20-CT/TW và gần đây qua các kỳ Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), X (2006), XI (2010) và XII (2016). Đặc biệt Nghị quyết số 36- NQ/TW, ngày 22/10/2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và được Chinh phủ cụ thể qua kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm tại Nghị quyêt số 26/NQ-CP ngày 05/03/2020.   

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong bối cảnh khai thác kinh tế trong đất liển bị giới hạn và mật độ dân số ngày càng tăng. Nhưng vùng này có bờ biển dài 735 km, chiếm hơn 20% chiểu dài bở biển cả nước; vì thế nhìn ra biển để phát triển là xu thế tất yếu để mở rộng không gian phát triển kinh tế toàn vùng trong tương lai. Kinh tế biển rất đa dạng và phong phú liên quan đến phát triển đô thị biển, kinh tế hàng hải; phát triển tam ngư (ngư nghiệp - ngư dân - ngư trường), khai thác dầu khí, du lịch biển; và năng lượng biển. Sự phát triển kinh tế biển sẽ kéo theo các dịch vụ biển như đóng và sửa chữa tàu biển; công nghiệp chế biến; viễn thông và thông tin liên lạc biển; nghiên cứu khoa học công nghệ biển; tài chính và tín dụng, đào tạo nhân lực chất lượng cao. Các hoạt động này cũng góp phần thực hiện NQ13-TW năm 2022 về “Phát triển vùng và liên kết vung ĐBSCL”.

Tuy vậy, do tầm quan trọng kinh tế biển, các quốc gia trên thế giới có xu thế vươn ra biển, khai thác đại dương đã trở thành khẩu hiệu hành động mang tính chiến lược toàn cầu, còn gọi thế kỷ 21 là “Kỷ nguyên của biển và đại dương”.  Đồng thới, do tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế biển, kết hợp tình trạng khan hiếm nguyên liệu và năng lượng và cạnh tranh khai thác tài nguyên biển ngày càng gay gắt, dẫn tới cạnh tranh thị trường, tranh chấp lãnh thổ và xung đột giũa các quốc gia thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bài tham luận sẽ tập trung ba (3) câu hỏi để thảo luận:  

1) Đăc điểm tư nhiên và cơ hội phát triển kinh tế biển vùng ĐBSCL là gì?

2) Các thách thức gì cần quan tâm về phát triển không gian kinh tế biển của vùng trong chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia?

3) Tại sao cơ chế, tổ chức và chính sách liên kết vùng thì đóng vai trò quan trọng phát triển kinh tế biển ĐBSCL?

  1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

Tổng hop thông tin từ qui hoạch tích hợp vùng ĐBSCL, dự thảo quy hoạch tổng thể quốc gia, các tham luận đóng góp cho NQ13-TW về ĐBSCL và các tai liệu nghiên cứu khác xin để thảo luận điều kiện tự nhiên và không gian phát triển kinh tế biển của vùng ĐBSCL như sau:

2.1 Địa chính trị và điều kiện tự nhiên phát triển kinh tế biển

2.1.1 Địa chinh trị và phát triển không gian kinh tế và không gian chiến lược vùng

ĐBSCL có đường biển kéo dài từ Đông sang Tây trên 735 km và tạo ra thềm lục địa cho đánh bắt thủy sản gắp 2 lần đất liền; hơn 150 đảo lớn nhỏ. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang đã có 143 đảo tạo thành 5 quần đảo. Vì vậy, ĐBSCL đóng vai trò quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia, nhất là về phát triển hàng không, hàng hải và đường bộ, đặc biệt phát triển không gian chiến lược trong khu vực Đông Nam Á (Hình 1).

Hình 1. Không gian chiến lược ĐBSCL trong khu vực ĐN Á (Nguồn: Sánh và Toàn, 2022 - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy liên kết phát triển vùng ĐBSCL đến 2030, tầm nhìn 2045)

2.1.2 Liên kết phát triển không gian kinh tế về hàng không và, hàng hải vùng

ĐBSCL nằm trong khu vực có các tuyến hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng. Về hàng không, vị trí vùng nằm giữa Nam Á, Đông Á, Australia và kết nối trực tiếp với các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia. Về hàng hải ĐBSCL có khoảng 734 km bờ biển rất ưu thế phát triển các tuyến hàng hải quốc tế chính chạy qua Biển Đông và nối kết dọc theo bờ biển Việt Nam (kinh nghiệm Đoàn tàu không số thời chiến tranh). Vi thế, ĐBSCL có tiềm năng kết nối, thông qua các cảng tại thành phố Hồ Chí Minh và cụm cảng Cái Mép - Thị Vải (CM-TV) trên địa bàn tỉnh của Bà Rịa - Vũng Tàu, với các thị trường rộng lớn của thế giới. Trong tương lai nếu các cảng hàng không, cảng biển, cảng sông như phát triển cảng Trần Đề, cảng Hòn Chông, Cảng An Thơi, kết hợp Cảng Cái Cui với các cảng sông, đường thủy và hàng không đươc đầu tư phát triển đúng mức sẽ là cơ hội phát triển hạ tầng thị trường và cũng là giải pháp quan trọng tim đường đột phá phát triển toàn vùng ĐBSCL trong tương lai.

2.1.3 Liên kết đối tác và phát triển không gian kinh tế Mê-kông mở rộng

Tiểu vùng sông Mê-kông bao gồm nối kết Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và tiếp giáp với các tỉnh lân cận như Trung Quốc với lợi thế có khoảng 330 triệu dân và nối kết các Thành phố lớn và phát triển nhanh như thành phố Hồ Chí Minh, Bangkok, Singapore, Kuala Lumpur, Côn Minh,... các thỏa thuận về quản lý bền vững nước sông Mê-kông và các thỏa thuận về phát triển kinh tế, công nghệ, phát triển hạ tầng là cơ hội quyết định lớn đến sự phồn vinh của toàn tiểu vùng và vùng ven biển toàn vùng ĐBSCL.

2.1.4 Phát triển hạ tầng thị trường để phát triển không gian kinh tế biển vùng

  1. a) Phát triễn hạ tầng thị trường ven biển: Nếu hạ tầng thị trường ven biển qua phát triển giao thông, nhất là đường vành đai N3 ven biển nối kết cảng biển và cảng sông từ bờ biển Đông sang bờ biển Tây của vùng là cơ hội rất lớn phát triển từ đô thị hóa ven biển, hậu cần và dịch vụ biển, năng lượng biển, du lịch biển, nuôi trồng, chế biển thủy thuỷ sản và an ninh và quốc phòng biển.
  2. b) Liên kết phát triển không gian kinh tế giữa vùng ĐBSCL với Đông Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh: Cơ hội phát triển không gian này bao gồm:

- Về giao thông: hiện nay giữa ĐBSCL và các vùng khác của Việt Nam có kết nối bằng đường bộ, hàng không, đường thủy nội địa và đường biển. Hầu hết hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ và đường thủy tới TP. Hồ Chí Minh, từ đó sẽ tiếp tục vận chuyển đi các vùng khác của Việt Nam và Quôc tế cũng là cơ hội

- Nối kết cung - cầu về sản phẩm nông - lâm - ngư - công nghiệp và dịch vụ: mối quan hệ và hỗ tương qua lại về quan hệ kinh tế, thương mại, di cư và du lịch đặc biệt với TP. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ với vùng ĐBSCL đã mang tính lịch sử và lâu dài. TP. Hồ Chí Minh có ảnh hưởng lớn đến thương mại và các hoạt động kinh tế của ĐBSCL do vị trí, mức độ phát triển và hạ tầng của TP. Hồ Chí Minh là cửa ngõ chính của quốc gia ở phía Nam. Cho đến nay, ĐBSCL vẫn phụ thuộc rất nhiều vào TP. Hồ Chí Minh, vốn là nơi tiêu thụ, chế biến, giao dịch hoặc tiếp thị một phần lớn sản phẩm chính của vùng, cũng như các dịch vụ logistic liên quan. Do vây liên kết TP. Hồ Chí Minh và mở rộng không gian biển vùng ĐBSCL là cơ hội mở ra tầm nhìn chiến lược và không gian liên két mạnh mẽ hơn với các nước ASEAN và quốc tế trong tương lai.

2.2 Cơ hội phát triển không gian kinh tế biển  

2.2.1 Đa dạng sinh thái và tài nguyen sinh vật

ĐBSCL có đặc điểm là (i) vùng có tài nguyên sinh vật phong phú, đặc thù của hệ sinh thái ngập nước ven biển, ngập nước nội địa, cửa sông, rừng mưa nhiệt đới và bãi triều; có các nguồn lợi lớn về cá, tôm, cua, động vật thân mềm,... là điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng, khai thác, chế biển thủy sản; và (ii) vùng là nơi tập trung các Vườn quốc gia (VQG) và Khu dự trữ sinh quyển thế giới (KDTSQ) rất phong phú của Việt Nam như VQG Mũi Cà Mau (41.862 ha), U Minh Hạ (7.926 ha), U Minh Thượng (8.038 ha), Phú Quốc (29.136 ha); KDTSQ Mũi Cà Mau (371.506 ha).

2.2.2 Du lịch

Mũi Cà Mau là một điểm đến đặc biệt quan trọng của du lịch Việt Nam. Phú Quốc đã dần khẳng định vị trí là một trung tâm du lịch quan trọng của vùng, cả nước và quốc tế; năm 2019 Phú Quốc đón được hơn 5,1 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn 671.000 lượt khách quốc tế. Các loại hình du lịch biển ưu thế ở khu vực này bao gồm (i) du lịch nghỉ dưỡng biển đảo; (ii) du lịch tham 134 quan cảnh quan, các di tích lịch sử văn hoá; (iii) du lịch sinh thái; và (iv) du lịch thể thao biển. Hiện lượng khách đến khu vực này so với toàn vùng ven biển còn hạn chế, vùng ven biển ĐBSCL chiếm 7,6% tổng số lượt khách quốc tế, 12,4% tổng số lượt khách nội địa; 5,2% tổng thu nhập du lịch; 9,2% tổng số buồng lưu trú; và 6,3% số lao động trực tiếp ngành du lịch của toàn vùng ven biển.

2.2.3 Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác

Cụm dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau là công trình trọng điểm của quốc gia đã tạo thành một khu công nghiệp phức hợp hiện đại, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, làm thay đổi diện mạo của khu vực ven biển tỉnh Cà Mau và vùng Tây Nam Bộ.

2.2.4 Khu công nghiệp và Khu kinh tế ven biển

Hiện các địa phương ven biển vùng ĐBSCL có 32 KCN nằm trong quy hoạch, trong số này có 13 khu đã được thành lập, với 9 khu đã đi vào hoạt động. Tổng diện tích đất quy hoạch cho KCN là hơn 6.700 ha và tỷ lệ lấp đầy thực tế đạt tới 81,5%, cao nhất cả nước. Trên địa bàn vùng có 3 KKT ven biển tại Định An (Trà Vinh), Năm Căn (Cà Mau) và Phú Quốc (Kiên Giang).

2.2.5 Phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới

Hiện nay đã hoàn thành dự án điện gió tại Bạc Liêu. Nhiều dự án điện gió, điện mặt trời, điện khí hyro chuẩn bị được đầu tư xây dựng tại Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh và Bến Tre....

2.2.6 Bảo tồn, bảo vệ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học

Trong vùng có Khu bảo tồn biển (KBTB) Phú Quốc (Kiên Giang) và 2 Khu sinh quyển cấp quốc gia và quôc tế tại Kiên Giang và Mũi Cà Mau.

2.2.7 Đối với đô thị biển

Toàn vùng có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, thị, thành phố ven biển với tổng số dân là 3,6 triệu người (chiếm 39% dân số các địa phương ven biển của toàn Vùng). Tỷ lệ đô thị hóa ở vùng ven biển là 24,9%, cao hơn bình quân của các địa phương vùng ven biển ĐBSCL (21,5%). Trên địa bàn vùng ven biển ĐBSCL có một số đô thị lớn ven biển như thành phố Bạc Liêu, Rạch Giá và Phú Quốc. Hiện nay qui hoạch tích hợp các tỉnh ven biển đều xem xét hướng ra biển để mở rộng không gian kinh tế qua phát triển đô thị, hậu cần và dịch vụ biển, năng lương biển va du lịch biển. 

2.2.8 Quốc phòng - an ninh

Phú Quốc và Thổ Chu là 2 đảo tiền tiêu vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, có vị trí quan trọng về quốc phòng – an ninh. Việc kết hợp phát triển kinh tế gắn với quốc phòng - an ninh ở đây đã được thực hiện một cách hiệu quả và đem lại những kết quả thiết thực.

2.3 Phát triển “ Tam Ngư: Ngư nghiệp – Ngư dân và Ngư trường”

2.3.1 Về ngư nghiệp (nuôi trồng)

Theo định hướng NQ 120 CP, 2017 về phát triển bền vững vùng ĐBSCL ứng phó BĐKH, nươc lợ và nước mặn được xem là tài nguyên quý giá của vùng. Do vậy, phát triển ngư nghiệp dựa vào tài nguyên nươc ngọt, lợ và mặn là cơ hôi. Hình 2 cho thấy các tỉnh ven biển như Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh đều có nhiêu cơ hội phát triển ngư nghiệp dự vào tài nguyên nươc lợ và mặn.

Hình 2.: Cơ hội liên kết vùng phát triển ngư nghiệp vùng ĐBSCL (Nguồn: Sánh và Toàn, 2022 - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy liên kết phát triển vùng ĐBSCL đến 2030, tầm nhìn 2045).

 

 

2.3.2 Về ngư trường

Vùng ĐBSCL có bờ biển dài khoảng 735 km và có thềm lực địa với diện tích gấp 2 lần đất liển là cơ hội rất lớn để khai thác ngư trường cho việc đanh bắt  hải sản của vùng  (Hình 3).

Hinh 3: Tiềm năng thủy sản biển với 734 km bờ biển và thêm lục địa gấp hai lần đất liền của vùng (Nguồn: Bộ KH – ĐT, 2021. Quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL ứng phó BĐKH)  

  1. a) Khai thác ngư trương biển là cơ hội rất lớn phát triển ngành thủy sản của Việt nam và vùng. Nếu như vào thập niên 1990’s và 2000’s thì sản lương đánh bắt và khai thác đạt khoản 2.000.000 tấn thì đến những năm sau 2015 sản lượng thủy sản tăng gấp đôi khoảng 4.000.000 tấn, trong đó khai thác biển chiếm hơn 90% so với khai thác nội địa (Hình 4),

Hình 4. Sản lượng thủy sản khai thác phân theo ngành hoạt động của Việt Nam – so sánh khai thác biển và nội địa (Nguồn: Sánh và Toàn, 2022 - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy liên kết phát triển vùng ĐBSCL đến 2030, tầm nhìn 2045)

  1. b) Vùng ĐBSCL đóng vai trò quan trọng về đánh bắt hải sản của quốc gia: Qua 25 năm (1995-2020) thì sản lượng khai thác thuỷ sản của vùng không ngừng tăng lên, từ 500.000 tấn (1995) tăng lên đến 1.500.000 tấn vào năm 2020, sản lượng khai thác tương đương với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền trung và cao hơn nhiều tiêu vùng khác của quốc gia (Hình 5)

Hình 5: Sản lượng thủy sản khai thác của các vùng ở Việt Nam giai đoạn 1995-2020 (đvt: nghìn tấn) (Nguồn: Sánh, 2016. Hướng ra biển, cơ hôi phát triển tương lai Cà mau. Sách kỷ yếu 20 năm tách tỉnh Cà Mau)

2.2.3 Về ngư dân

Theo thống kê, Việt Nam có 28 địa phương trong số 63 tỉnh/thành phố giáp biển, với số dân hơn 19 triệu người đang sinh sống. Các vùng ven biển và đảo của Việt Nam đang có lực lượng lao động khoảng 12,8 triệu người, chiếm 35,47% lao động cả nước. Với nguồn nhân lực dồi giàu quyết định kết quả khai thác tiềm năng nguồn lợi biển. Trong đó vùng ĐBSCL có đến 7/13 tỉnh thành có ranh giới giáp biển bao gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà mau, và Kiên Giang. Hiện nay, các địa phương ven biển vùng ĐBSCL có hơn 9.500 tàu cá đánh bắt xa bờ (chiếm gần 27,1% lượng tàu đánh bắt cá xa bờ của cả nước) với tổng công suất hơn 4,1 triệu CV. Công suất bình quân của các tàu đánh bắt cá của vùng (439 CV/tàu) chỉ sau vùng Đông Nam Bộ và cao hơn bình quân của cả nước. Tổng lượng đánh bắt cá năm 2020 của vùng đạt trên 1 triệu tấn, chiếm gần 36% cả nước, đứng thứ 2 sau các địa phương vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung. ĐBSCL là vùng nuôi thủy sản nước lợ, mặn, nhất là tôm, lớn của cả nước.

Với lơi thế các địa phương giáp biển này thì hàng triệu ngư dân vừa nuôi trồng vừa bám biển để khai thác thủy sản, dẫn đến hình thành các cảng cá theo tự nhiên và truyền thống khai thác hải sản vùng như cảng cá Bình Đại (Bến Tre); Càng cá Trần đề (Sóc Trăng), cảng cá Gành Hào (Bạc Liêu) Cảng cá sông Ông Đốc và Năm Căn (Cà mau), Cảng cá Xẻo Rô và Cảng cá Phú Quốc (Kiên Giang). Chỉ riêng tỉnh Cà Mau qua tổng kết 20 năm phát triển ngư dân (1997–2016) toàn tỉnh có 4.000 phương tiện khai thác thủy sản trên biển, với gần 30.000 ngư phủ; mỗi năm khai thác gần 200.000 tấn thủy sản các loại. Thủy sản là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau, trong đó khai thác biển, đánh bắt xa bờ là ưu tiên của địa phương. Số lượng thyền đanh bắt và sản lượng đanh bắt tăng theo hàng năm (Hình 6). Năm 1997, tỉnh có 3.182 tàu/chiếc, tổng công suất 162.000 CV; hiện nay tăng lên 4.791 tàu, tổng công suất gần 444.000 CV. Số lượng tàu tăng 50%, tổng công suất tăng 174% nhưng sản lượng đánh bắt chỉ tăng 23%.

Hình 6: Phát triển thuyền và sản lương đanh bắt hải sản Cà mau (Nguồn: Sánh, 2016. Hướng ra biển, cơ hôi phát triển tương lai Cà Mau, Kỷ yếu 20 năm tách tỉnh Cà Mau)

  1. Thách thức phát triển không gian kinh tế biển ĐBSCL

3.1 Thiếu liên kết vùng phát triển không gian kinh tế biển

3.1.1 Khai thác ngư trường thiếu bền vững

Ngư trường của vùng thì rộng lớn, nhưng quy hoạch, tổ chức khai thác còn lỏng lẽo. Ngư trường vùng bao gồm thềm lục địa và đường ranh giới chủ quyền cả hai phia Biển Đông và Biển Tây, tiếp giáp với các nước Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, và  gần tuyến hàng hải quốc tế. Tuy vậy, việc quy hoạch, liên kết các tỉnh ven biển khai thác ngư trường vùng còn nhiều bất cập. Vì vậy, phát triển liên kết vùng để giảm cắt khúc vì địa giới hành chính và phát huy lơi thế các địa phương trong liên kết khai thác ngư trường vùng hiệu quả và bền vững hơn thi cần quan tâm.

3.1.2 Nâng cao năng lực và giải quyết khó khăn cho ngư dân còn hạn chế

Thách thức ngư dân là khai thác theo kinh nghiệm truyền thống, theo quy mô gia đình. Đồng thời ngư dân nghèo, dân trí thấp, kỹ thuật đánh bắt lạc hậu và dựa vào nguồn tài nguyên tự nhiên để khai thác. Vì thế, liên kết các địa phương trong vùng và Bộ/Ngành trung ương là giải pháp tổng lực nhằm hỗ trợ và nâng cao năng lực ngư dânr, không những khai thác hải sản hiệu quả, mà còn là giải pháp quan trọng nhằm, hổ trợ họ bám biển và giữ gìn an ninh biển Quốc gia trước mắt và lâu dài.

3.1.3 Chách sách phát triển ngư nghiệp-ngư dân và ngư trường (Tam Ngư)

Chính sách nhà nước thời gian qua còn nhiều bất cập, tại vì nguồn lực đầu tư nhiều trong nội địa, đặc biệt là chính sách phát triển “tam nông” (nông nghiệp - nông dân - nông thôn) hơn là chú tâm hướng ra biển phát triển “tam ngư” (ngư nghiệp – ngư dân - ngư trường). Vì vậy, hệ quả là khó phát triển không gian kinh tế mới, nhất là phát triển “tam ngư” cho toàn vùng. Đồng thời các rũi ro khác về gió bảo, xâm phạm chủ quyền chồng lấn và bị bắt và giam thuyền thương xuyên xảy ra.  Liên kết vùng là giải pháp chiến lược phát triển cơ chế, tổ chức và chính sách phát triển “ tam ngư” vùng thì cần đặc ra giải quyết.

3.1.4 Thiếu liên kết vùng để cùng nhau thực hiên các chinh sách về bảo tồn, khai thác và quản lý tài nguyên ven biển.

Sự đồng thuận các địa phương ven biển về bảo tồn, khai thác và quản lý bền vững dựa vào hệ sinh thái biển lâu dài, đồng thời bảo tồn nguồn lơi thuỷ sản, các loài quy hiếm, các hệ sinh thái thuỷ vực đóng vai trò quan trọng trong khai thác thì cần nhất quán cao qua tiếp cận liên kết vùng thực hiện các luật và quy định của Quốc gia thì tối cần thiết.

  1. Đề xuất liên kết vùng phát triển kinh tế biển ĐBSCL.

4.1 Quan điểm mở rộng không gian kinh tế biển

Lãnh đạo các tỉnh/thành phố vùng ĐBSCL, TP. Hồ Chí Minh và Bộ/Ngành Trung ương nên có quan điểm chung là “không gian phát triên kinh tế nội địa của vùng càng ngày càng càng bị thu hẹp và thách thức lớn về biến đổi khí hậu. Hướng ra biển phát triển không gian kinh tế mới là cơ hội tim đường đột phá phát triển không những vùng ĐBSCL, mà cả TP. Hồ Chí Minh và cả nước trong tương lai”

4.2 Liên kết vùng phát triển không gian kinh tế biển

Có ít nhất 6 lĩnh vực phát triển không gian kinh tế biển cần quan tâm (i) đô thị biển, (ii) hậu cần và dịch vụ biển, (iii) năng lượng biển, (iv) nuôi biển, khai thác, bảo tồn, bảo vệ các hệ sinh thái, đa dạng sinh học biển; (v) du lịch biển và (vi) an ninh – quốc phòng biển. Các lĩnh vực này liên kết nhau nhau dựa vào lơi thế từng địa phương trong qui hoạch địa phương, vùng và quốc gia cần quan tâm từ đó phát triển các chương trình và dự án cụ thể qua quy hoạch. Như thế vai trò Hội đồng vùng điều phối liên kết vùng thực hiện QĐ 825TTg sẽ hiêu quả hơn. Qua đó, liên kết vùng nhăm đẩy mạnh tham gia công tư và kêu gọi đầu tư: Để tạo nguồn lực phát triển, tiếp cận theo tham gia công tư (PPP), đồng quản lý - tham gia cộng đồng, kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế biển thì rất quan trọng phát triển toàn vùng ĐBSCL; TP. Hồ Chí Minh và cả nước trong bối cảnh mới.

4.3. Liên Kết vùng phát triển “Tam Ngư: Ngư nghiệp – Ngư dân - Ngư trường” 

Bên cạnh chương trình phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn quốc gia thì thí điêm liên kết vung phát triển “Tam ngư” vùng ĐBSCL thì nên suy xét nhằm tạo nền tảng phát triển kinh tế biển trong ngắn, trung và dài hạn của vùng”.  Qua đó các địa phương ven bển sẽ có nhiều cơ hội tương tác, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiêm và phát triển thành mạng lưới phát triển “tam ngư” vùng thì hiệu quả hơn so với hoạt động còn rời rạc từng địa phương hiện nay.

4.4 Liên kết vùng nhằm lòng ghép thực hiện đường lối và chủ trương TW

Hiện nay, cơ hội rất lờn cho vùng ĐBSCL về phát triển kinh tế biển qua NQ36-TW về “chiến lược kinh tế biển quốc gia“ và NQ13-TW về “ Phát triển bền vững vùng và liên kết vùng ĐBSCL”.  Nếu phát triển liên kết vùng thực hiện các nội dung đề xuất trên thì sẽ góp phần rất lớn lòng ghép thực hiện các nội dung hai NQ-TW nêu trên. Đó cũng là cơ hội rất lớn tìm đường phát triển đột phá kinh tế biển ĐBSCL trong tương lai.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Văn Sánh (2016). Hướng ra biển, cơ hôi phát triển tương lai Cà mau. Kỷ yếu 20 năm tách tỉnh Cà Mau. Nhà xuất bàn ĐH Cần Thơ.

Nguyễn Văn Sánh và Hà Thanh Toàn (2022). Thực trạng và giải pháp thúc đẩy liên kết phát triển vùng ĐBSCL đến 2030, tầm nhìn 2045. Báo cáo tham luận Ban Kinh tế TW về đánh giá nghị quyết số 21-TW, 2003.

Bộ Kế hoạch – Đầu tư (2022). Quy hoạch tích hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu.  QĐ287TTg.

Bộ Kế hoạch – Đầu tư (2022). Bản thảo quy hoạch tổng thể quốc gia.

Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 6/5/1993 và Chỉ thị số 20-CT/TW, và chương trình hành động chính phủ qua các lần đại hội Đảng thứ IX (2001), X (2006), XI (2010) và XII (2016) Nghị quyết số 36- NQ/TW của Bộ Chinh trị, ngày 22/10/2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghị quyết số 26/NQ-CP về kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chinh phủ thực hiện NQ 36-NQ/TW ngày 22/10/2018.

Nghị Quyết số 13-BCT (2022) (NQ13-TW-ĐBSCL) của Bộ Chinh trị về “Phương hướng phát triển Kinh tế - Xã hội, Bảo đam An Ninh Quôc phòng, An ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long 2030, Tầm nhìn 2045.

Quyết định số 825TTG của Thủ tương Chinh phù về “Thành lập Hội đồng Vùng đồng bằng sông Cửu Long” giai đoạn 2020 – 2025.

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 34

Hôm qua 58

Trong tuần 92

Trong tháng 2120

Tất cả 80952