Page 266 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 266

Singapore, trong khi MIT huy động được nhiều quỹ vốn đầu tư mạo hiểm chủ
          yếu ở trong tiểu bang. Vì vậy, các trường đại học Việt Nam nên tạo lập quỹ
          đầu tư cho KNĐMST và có chính sách tìm kiếm, huy động vốn mạo hiểm từ
          các doanh nghiệp thân hữu hoặc các doanh nghiệp phù hợp với ngành đào tạo
          của nhà trường, đặc biệt là từ các doanh nghiệp thành công mà các cựu sinh
          viên của trường làm chủ.

               Thứ năm, các trường đại học Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện chương
          trình đào tạo. Kinh nghiệm của MIT cho thấy chương trình đào tạo của họ
          luôn hướng đến khởi nghiệp, các học phần được nhà trường và doanh nghiệp
          cùng phối hợp để xây dựng. MIT đã thực hiện các chương trình đào tạo thông
          qua các chương trình giáo dục chính thức và thực nghiệm trong các hoạt động
          khởi nghiệp nhờ sự hỗ trợ của các cựu sinh viên. Ở Việt Nam hiện nay,
          chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định, nên các trường
          cần điều chỉnh các học phần liên quan đến khởi nghiệp. Kinh nghiệm của
          NUS cho thấy NUS đã liên kết để sinh viên có thể được học các lớp ngắn hạn
          về  khởi  nghiệp  của  Đại  học  Stanford,  Đại  học  Phúc  Đán,  Đại  học
          Stockholm,... Vì vậy, các trường đại học Việt Nam cần xây dựng chính sách
          liên kết với các trường đại học quốc tế và đại học trong nước có thế mạnh về
          KNĐMST hỗ trợ sinh viên tham gia các khóa học khởi nghiệp.

               Thứ sáu, Chính phủ cần có quy định cụ thể đổi với KNĐMST trong
          trường đại học. Hiện nay, mặc dù Việt Nam đang thực thi KNĐMST theo
          Quyết định số 188/QĐTTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Đề
          án Hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST quốc gia đến năm 2025 nhưng Quyết định
          này vẫn chủ yếu ưu tiên phát triển KNĐMST ở các địa phương, vùng, quốc
          gia. Cần tăng cường vai trò của Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia, Câu lạc bộ
          Đầu tư khởi nghiệp công nghệ số Việt Nam trong việc hỗ trợ các chương trình
          KNĐMST ở các trường đại học có thế mạnh về lĩnh vực này. Chính phủ cũng
          nên hỗ trợ các trường Đại học về chính sách hoàn thiện một số chương trình
          đào tạo gắn với KNĐMST. Ngoài ra, Chính phủ cũng nên xem xét hỗ trợ các
          trường đại học tiếp cận sản phẩm BLOCK71 của NUS hoặc các sản phẩm
          khác nhằm nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp và sáng tạo cho sinh viên
          Việt  Nam  trong  thời  gian  tới.  Kết  luận  Con  đường  phát  triển  hoạt  động
          KNĐMST trong trường đại học không phải là hình mẫu duy nhất để thúc đẩy
          hệ sinh thái KNĐMST quốc gia, bởi điều này còn phụ thuộc vào hoàn cảnh
          lịch sử và mức độ phát triển khác nhau của các nước. Tuy nhiên, thúc đẩy
          KNĐMST ở trường đại học giúp trường đại học nâng cao chất lượng giáo
          dục, đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tế và cung cấp cho nền kinh tế nhiều sản


          252
   261   262   263   264   265   266   267   268   269   270   271