Page 265 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 265
Trung tâm khởi nghiệp cần có chính sách hỗ trợ sinh viên thương mại hóa
sản phẩm do khởi nghiệp sáng tạo. MIT đã hỗ trợ các khóa học để thương
mại hóa các sản phẩm của người học. Vì vậy, Việt Nam cũng nên có chính
sách để hỗ trợ sinh viên thương mại hóa được các sản phẩm từ ý tưởng của
họ. Ngoài ra, việc thành lập Văn phòng chuyển giao công nghệ sẽ giúp nhà
trường thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nhà đầu tư, chú trọng mở
rộng các quan hệ, quảng bá các kết quả công nghệ trên thị trường bằng cách
ưu tiên cấp phép các bản quyền sáng chế cho các doanh nghiệp mới được
thành lập. Thông qua bộ phận hỗ trợ các hoạt động mạo hiểm, một loạt
chương trình mới được triển khai, giúp cho các giáo sư, sinh viên tiến hành
thương mại hoá các phát minh, ý tưởng mới của họ. Những ưu đãi như, có
thể cung cấp các thiết bị, cơ sở vật chất ở các vườn ươm công nghệ của
trường, cấp vốn ban đầu cho các doanh nghiệp mới thành lập đã được NUS
triển khai. Những sinh viên mới thành lập doanh nghiệp cũng có thể nhận
được vốn hỗ trợ, cho dù lượng vốn đó là nhỏ bé.
Thứ ba, nhà trường hỗ trợ trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết
và những trải nghiệm cần thiết cho sinh viên nhưng không đòi hỏi chỉ số quá
cao về số lượng start up mà là tư duy khởi nghiệp và tinh thần doanh nhân,
giúp sinh viên sáng tạo những dự án giải quyết các vấn đề tạo ra sự tác động
đối với xã hội. Đồng thời tạo lập môi trường liên kết trao đổi sinh viên giữa
các trường để sinh viên có thể tham gia vào các dự án khởi nghiệp ở trường
khác hoặc ở khu vực tư nhân đang có hoặc mời các start-up tham gia không
gian làm việc của mình để làm quen, trải nghiệm và dần dần phát triển các dự
án. Nhà trường cũng nên thường xuyên tổ chức chuỗi hoạt động KNĐMST
để giúp sinh viên có được những góc nhìn mới, rõ ràng hơn về khởi nghiệp,
đặc biệt là tư duy khởi nghiệp dựa trên thế mạnh công nghệ 4.0 cũng như linh
hoạt để vượt lên những ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19. Sinh viên bất cứ
ngành nào cũng có thể khởi nghiệp được, do đó đều cần nắm rõ các kiến thức
về thị trường, chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm, khách hàng, xây
dựng thương hiệu, thủ tục thành lập doanh nghiệp…qua đó thúc đẩy các sản
phẩm khoa học công nghệ ứng dụng và khởi nghiệp có tiềm năng thương mại
hoá ngay từ các dự án của sinh viên trên giảng đường, đặc biệt hỗ trợ một số
sinh viên có ý tưởng sáng tạo tốt thành lập công ty và biết cách quản trị công
ty hiệu quả.
Thứ tư, các trường đại học nên xây dựng nguồn lực để thu hút các nguồn
tài trợ, các quỹ vốn mạo hiểm cho các ý tưởng kinh doanh sáng tạo. Kinh
nghiệm từ NUS cho thấy NUS huy động được nguồn tài trợ từ Chính phủ
251