Page 99 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 99

nước có thể ứng dụng tích hợp các công nghệ bản đồ số GIS, công nghệ di
          động, công nghệ điện toán đám mây, tích hợp thành hệ thống. Sử dụng công
          nghệ thông tin để thiết lập bản đồ số mạng cấp nước, quản lý tài sản, giám sát
          vận hành và bảo trì mạng cấp nước, quản lý dịch vụ, kiểm tra và quản lý sự
          tiêu thụ nước, tích hợp trạm quan trắc tự đông để quản lý chất lượng nước, hỗ
          trợ phòng, chống thất thoát nước,…

               Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để bảo tồn đa dạng sinh học. Đây là
          phương pháp tiếp cận không xâm lấn hỗ trợ giám sát hiệu quả hơn các loài có
          nguy cơ tuyệt chủng, bảo vệ chúng và giảm xung đột giữa chúng và con
          người. Công nghệ nhận dạng dấu chân (Footprint Identification Technology:
          FIT) để theo dõi các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Sử dụng mắt nhân tạo
          (AI camera) để theo dõi và cảnh báo các hoạt động phá rừng, săn bắt các động
          vật quý hiếm. Ngoài ra, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào bảo vệ môi trường
          hỗ trợ quản lý môi trường tốt hơn giúp giảm lượng khí thải nhà kính. Các ứng
          dụng AI trong lĩnh vực năng lượng và giao thông cũng sẽ góp phần giảm phát
          thải qua việc giảm năng lượng tiêu thụ khi tối ưu nguồn nguyên liệu đầu vào,
          tự động hóa các quy trình.

               - GIS và viễn thám ứng dụng trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
               Gần đây, lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ viễn
          thám giám trong sát tài nguyên và môi trường được nhiều chú trọng trên thế
          giới nói chung và Việt Nam nói riêng như là một xu hướng mới. Các ảnh vệ
          tinh sử dụng phổ biến được sử dụng ở Việt Nam có độ phân giải không gian
          và thời gian từ thấp đến cao như ảnh vệ tinh MODIS, LANDSAT, SPOT,
          QuickBird, ENVISAT, Sentinel 2, Sentinel 5, Sentinel 1 và VNRED Sat-1
          (Việt Nam, từ 2013). Các công nghệ và kỹ thuật ứng dụng về GIS và viễn
          thám phần lớn trong lĩnh vực tài nguyên môi trường tập trung chủ yếu vào
          giám sát tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, không khí.
               +  Giám sát tài nguyên đất đai:

               Với hai ứng dụng phổ biến nhất của công nghệ viễn thám là việc giám
          sát biến động của lớp phủ bề mặt và hiện trạng sử dụng đất. Các nghiên cứu
          ứng dụng chủ yếu của GIS và viễn thám là xây dựng bản đồ hiện trạng sử
          dụng  đất  (ở  tỷ  lệ  phổ  biến  1:250.000  (cấp  vùng);  1:100.000  (cấp  tỉnh);
          1:25.000 (quận huyện và cơ sở). Bên cạnh đó, viễn thám còn được ứng dụng
          mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm cập nhật thông tin, lập bản đồ tình
          trạng thảm thực vật, phân tích các giai đoạn phát triển cây trồng, xây dựng
          bản đồ cơ cấu mùa vụ, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp (Diễm và ctv.,


          88
   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104