Page 101 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 101

viễn thám ở Việt Nam trong lĩnh vực này, ảnh vệ tinh kết hợp GIS được sử
          dụng để mô phỏng phân bố bụi PM10 (Vân và ctv., 2014; Hùng và ctv., 2018),
          nồng độ bụi PM2.5 (Trà và ctv., 2021; Hùng và ctv., 2022), cảnh báo mức độ
          ô nhiễm không khí (Hà, 2021). Tại khu vực ĐBSCL, nghiên cứu ứng dụng
          GIS trong thành lập bản đồ chỉ số bụi mịn, nghiên cứu ứng dụng dữ liệu ảnh
          vệ tinh GOSAT theo dõi xu hướng phát thải khí cacbonic (CO2) (Diễm và
          ctv., 2015, Tâm, 2016), các nghiên cứu ứng dụng viễn thám trong lĩnh vực
          này không có nhiều công bố khoa học, nguyên nhân có thể là do chất lượng
          không khí cũng được xây dựng trực tuyến cấp khu vực và được đánh giá ở
          mức trung bình (IQAir, 2022).

               5.3  YÊU CẦU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CNMT Ở THỜI
          ĐẠI CMCN 4.0

               Để có thể áp dụng tốt CNMT 4.0, một số yêu cầu cơ bản được đặt ra là:
          khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng (hiện có); sự đồng bộ của hệ thống; tư
          duy tiếp cận đổi mới của doanh nghiệp, của nguồn nhân lực; trình độ tiếp thu
          của nguồn nhân lực; và vấn đề tài chính. Một số cơ hội và thách thức được
          tóm lược như sau (Xu et al., 2018; Oláh et al., 2020):

               Các cơ hội:
               -  Các công nghệ môi trường được hỗ trợ bởi internet kết nối vạn vật,
                  đặc biệt là công nghệ giám sát giúp thu thập và xử lý thông tin liên
                  tục 24/7; ứng dụng tốt kỹ thuật quan trắc tự động sẽ giúp giảm nhân
                  lực lao động và chi phí; cơ hội tinh giảm bộ máy quản lý, điều hành;
                  nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu suất công việc.

               -  CNMT 4.0 không chỉ gói gọn trong lĩnh vực môi trường mà còn
                  hướng đến chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, hướng tới nền
                  kinh tế carbon thấp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
               -  CMCN 4.0 làm cho xu hướng phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia
                  ngày càng sâu sắc, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như
                  Việt Nam. Vì thế, cơ hội mở ra trong tiếp cận và ứng dụng các khoa
                  học và công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu
                  thân thiện với môi trường; CMCN 4.0 sẽ hỗ trợ công tác quản lý và
                  cập nhật dữ liệu thông tin liên tục về môi trường, phát triển, đẩy
                  mạnh các dịch vụ công trực tuyến trong quản lý môi trường.





          90
   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106