Page 103 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 103

5.4  ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHỆ VÀ KINH TẾ TUẦN HOÀN

               Với thực trạng công nghệ môi trường hiện nay, các công nghệ và thiết
          bị hỗ trợ trong truy vết dấu chân carbon (carbon footprint), công nghệ carbon
          thấp (low carbon technology), phát thải nhà kính (greenhouse gases emission)
          và kinh tế tuần hoàn (circular economy),… sẽ là hướng chủ đạo trong thời
          gian tới. Do đó, trang thiết bị và công nghệ môi trường trong thời gian tới cần
          phải tập trung vào các nội dung chính:

               -  Đối với các công nghệ, kỹ thuật mới: ưu tiên các công nghệ môi
                  trường tiên tiến, hiện đại kèm theo kỹ thuật điều khiển và số hóa cơ
                  sở dữ liệu sẵn có,… theo gói hoàn chỉnh và đồng bộ cùng với các
                  yêu cầu và định hướng nâng cấp công nghệ theo các chuẩn mới nhằm
                  tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.

               -  Đối với các công nghệ và thiết bị hiện có: ưu tiên nâng cấp thiết bị
                  và công nghệ theo cụm, mô-đun và từng bước thiết lập và xây dựng
                  cơ sở hạ tầng số hóa công nghệ, kỹ thuật theo hướng hiện đại ứng
                  dụng CNMT 4.0. Đồng thời, hiện đại hóa hệ thống quản lý đồng bộ
                  với hạ tầng kỹ thuật CNMT này.

               5.5  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
               Từ hiện trạng CNMT của quốc gia và khu vực ĐBSCL cùng với xu
          hướng phát triển của cuộc CMCN 4.0 đã và đang mở ra nhiều cơ hội và thách
          thức mới cho lĩnh vực CNMT trong điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của vùng
          còn lạc hậu, lỗi thời và chậm đổi mới. Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích hiện
          trạng; nếu có tầm nhìn và định hướng đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng
          công nghệ môi trường phù hợp, chắc chắc lĩnh vực CNMT khu vực ĐBSCL
          sẽ tiếp cận nhanh với tiến bộ khoa học kỹ thuật và sẽ rút ngắn được thời gian
          và chi phí.
               Với sự phát triển nhanh và mạnh của CMCN 4.0, nếu nguồn nhân lực
          lĩnh vực môi trường được xây dựng và củng cố; quá trình số hóa và tích hợp
          IoT trong quản lý nhà nước và quản lý tích hợp hệ thống quản lý môi trường
          online “tích hợp, đa mục tiêu”; kỹ thuật điều khiển SCADA, PLC, IoT; hạ
          tầng kỹ thuật ứng dụng GIS và viễn thám được đầu tư bài bản và khoa học
          hướng đến các công nghệ carbon thấp, giảm phát thải nhà kính, thu hồi và tái
          chế và kinh tế tuần hoàn,… thì chắc chắn CNMT 4.0 sẽ có bước đột phá và
          phát triển vượt bật, đóng góp hiệu quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội.




          92
   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108