Page 107 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 107

Chương 6

                         CHUYỂN ĐỔI SỐ HƯỚNG ĐẾN
                  PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP

                        ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

                                                                                  2
                                                            1*
                                          Nguyễn Hiếu Trung , Nguyễn Nguyên Minh ,
                                                                                   4
                                                               3, 4
                                               Trương Xuân Việt , Trương Minh Thái
                             1 Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ
                                                    2 CSIRO Land and Water, Australia
                              3 Trung tâm Công nghệ Phần mềm, Trường Đại học Cần Thơ
                  4 Trường Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học Cần Thơ
                                                         *
                                                        ( Email: nhtrung@ctu.edu.vn)


               6.1  GIỚI THIỆU
               Phát triển bền vững nền kinh tế nông nghiệp tại Đồng bằng Sông Cửu
          Long (ĐBSCL) không chỉ mang ý nghĩa đảm bảo sinh kế và sự phồn thịnh
          cho một vùng dân cư mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo an
          ninh lương thực quốc gia. Để có một chiến lược lâu dài, đảm bảo sự phát triển
          bền vững của vùng ĐBSCL, tháng 11 năm 2017, Chính Phủ đã ban hành và
          chỉ đạo các tỉnh ĐBSCL triển khai thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về phát
          triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) (Chính phủ,
          2017). Tuy nhiên, theo chỉ thị số 23/CT-TTg về đẩy mạnh thực hiện Nghị
          quyết số 120/NQ-CP, việc triển khai thực hiện nghị quyết đang gặp nhiều hạn
          chế và thách thức trong việc chủ động nghiên cứu, huy động nguồn lực tổ
          chức các giải pháp thích ứng với BĐKH, đặc biệt là trong bối cảnh BĐKH
          diễn ra nhanh hơn dự báo cộng với tác động từ việc điều phối dòng chảy ở
          các nước thượng nguồn sông Mekong, và tiềm tàng các áp lực và cú sốc về
          kinh tế xã hội có thể xảy ra bất ngờ trong tương lai.

               Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn là giải
          pháp thứ bảy trong 11 giải pháp chính được định hướng trong Quyết định số
          150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền
          vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Thủ tướng Chính phủ,
          2022). Đây có thể xem là một trong những nỗ lực của việc triển khai Chương
          trình chuyển đổi số quốc gia được phê duyệt gần hai năm trước đó (Thủ tướng
          Chính phủ, 2020). Có thể nói các định hướng này đã đưa ra gần như đầy đủ




          96
   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112