Page 108 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 108

các cách tiếp cận chung về chuyển đổi số trong nông nghiệp, đây là một trong
          các cơ sở quan trọng được sử dụng làm luận cứ cho các đề xuất tiếp theo.

               Bài viết sẽ tập trung vào 3 nội dung quan trọng sau: (1) xác định rõ các
          định hướng chủ đạo về phát triển nông nghiệp bền vững và vai trò của chuyển
          đổi số; (2) xác định thực trạng chuyển đổi số trong nông nghiệp ở ĐBSCL,
          các cơ hội và thách thức liên quan; và (3) đề xuất một tập giải pháp tổng thể
          về chuyển đổi số để phát triển bền vững nông nghiệp ĐBSCL. Một số nghiên
          cứu và giải pháp số tại Trường Đại học Cần Thơ và một số mô hình thành
          công trên thế giới cũng được trình bày nhằm minh chứng rõ hơn cho các đề
          xuất mà bài viết này hướng đến.

               6.2  PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ VAI TRÒ
          CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ
               6.2.1  Nông nghiệp bền vững và các khái niệm

               Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với
          BĐKH hướng tới việc “kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng, trên cơ sở
          chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách
          thức thành cơ hội để phát triển”, nhấn mạnh việc thay đổi tư duy phát triển
          “chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, chủ yếu là sản xuất lúa
          sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị
          trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng” và “tôn trọng
          quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào
          tự nhiên”.

               Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai
          đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chính phủ, 2022), phát triển nền
          nông nghiệp bền vững được định nghĩa là “Đảm bảo cơ hội phát triển cho
          các thế hệ tương lai, khả năng thích ứng và chống chịu biến động, cân đối,
          hài hòa các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế, tái tạo nguyên liệu, năng
          lượng,... trong sản xuất”.

               Các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường liên quan đến phát triển nông
          nghiệp bền vững vùng ĐBSCL là cơ sở đánh giá tính hữu hiệu của các giải
          pháp. Để có cơ sở đúng đắn, căn cứ theo 3 nhóm tiêu chí thuộc Chỉ số 2.4.1
          của FAO (Liên quan Mục tiêu 2 của SDG – sustainable development goal)
          làm dẫn hướng cho các đề xuất liên quan đến chuyển đổi số, đồng thời có ánh
          xạ so sánh với các định hướng chính sách khác có liên quan đến phát triển
          nông nghiệp bền vững, cụ thể là Chương trình tổng thể phát triển nông nghiệp



                                                                                 97
   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113