Page 113 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 113

Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
          (Thực hiện theo Quyết định số 287/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
          28 tháng 2 năm 2022) cũng xác định ưu tiên thực hiện chuyển đổi số trong
          các lĩnh vực có thế mạnh: nông nghiệp, du lịch, hỗ trợ phát triển logistic, trung
          tâm đầu mối, hỗ trợ phát triển y tế, giáo dục (Chính phủ, 2022).
               Nhóm công cụ thứ hai tác động đến sự phát triển nông nghiệp ĐBSCL
          liên quan đến các giải pháp công nghệ thông tin, được đề cập như các giải
          pháp chuyển đổi số trong bài viết này. Tại Trường Đại học Cần Thơ, ở vai trò
          một đơn vị nghiên cứu và đào tạo, việc ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số
          trong phát triển nông nghiệp bền vững, ứng phó với BĐKH cũng đã và đang
          được đề xuất và phát triển. Một số giải pháp tiêu biểu có liên quan chặt chẽ
          đến các giải pháp chuyển đổi số tổng thể được trình bày trong Mục 6.4.
               Đầu tiên là hai hệ thống thông tin hỗ trợ nông nghiệp được giới thiệu
          trong (Minh & Trung, 2020): (1) Hệ thống hỗ trợ quản lý đất đai thích ứng
          với biến đổi khí hậu, gọi tắt là PALUMCA (Participatory and Actionable
          Land Use Management for Climate Adaptation); và (2) Hệ thống tri thức tích
          hợp hỗ trợ quản lý sản xuất nông nghiệp IIKP (Integrated Information and
          Knowledge). PALUMCA là hệ thống có khả năng phân tích chi phí – lợi
          nhuận về kinh tế, xã hội và tài nguyên đất đai theo các kịch bản chuyển đổi
          sản xuất khác nhau. Đây là hệ thống hỗ trợ sự tham gia của các nhà quản lý,
          các hợp tác xã vầ các doanh nghiệp địa phương trong quản lý tài nguyên đất
          đai, hay ra quyết định chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng để thích ứng
          với các rủi ro do biến đổi khí hậu và nhu cầu thị trường. Trong khi đó, IIKP
          là một nền tảng kiến thức nhằm tích hợp các thông tin cần thiết phục vụ kinh
          doanh nông nghiệp. IIKP hỗ trợ các thông tin về các yếu tố tài nguyên đất đai,
          kinh tế xã hội, chính sách, và thị trường cho các bên liên quan (chính quyền,
          nông dân, doanh nghiệp,...), qua đó tăng cường sự hợp tác giữa các bên liên
          quan với nhau trong chuỗi cung ứng, sản xuất và tiêu thụ (Hình 6.1).
               Thứ ba là Khung kết hợp của giải pháp nghiệp vụ thông minh và Nền
          tảng  đa  tác  tử  CFBM  (Combination  Framework  of  Business  intelligence
          solution and Multi-agent platform). Khung tích hợp này được đề xuất và ứng
          dụng trong Tối ưu hóa mạng lưới giám sát sâu bệnh tại ĐBSCL, trong khuôn
          khổ dự án DREAM (Thai et al., 2013; Đại học Cần Thơ, 2014).









          102
   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118