Page 114 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 114
Hình 6.1. Tổng quan về hai hệ thống PALUMCA và IIKP
Một nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến việc
sử dụng đất ở ĐBSCL trong Dự án CLUES (Climate change affecting land
use in the Mekong Delta: Adaptation of rice-based cropping systems) (Phong
et al., 2016). Dự án CLUES tập trung chủ yếu vào các yếu tố môi trường tác
động đến cây lúa - sản phẩm chủ lực của ĐBSCL, trong đó có hai yếu tố đối
ngẫu quan trọng nhất là lũ lụt và xâm nhập mặn. Trong nghiên cứu này, nhiều
mô hình tối ưu hóa dựa trên phân tích dữ liệu, mô hình hóa và mô phỏng được
sử dụng để đề xuất các giải pháp thực tiễn trong trồng lúa như thay đổi thói
quen canh tác (Phước et al., 2013) hay thay đổi mô hình canh tác (Phong et
al., 2016).
6.4 CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN THÀNH
CÔNG CHUYỂN ĐỔI SỐ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG
NGHIỆP ĐBSCL
Trong phạm vi của bài viết, Tập giải pháp đồng bộ về chuyển đổi số để
phát triển bền vững nông nghiệp ĐBSCL được đề xuất. Tập giải pháp này sẽ
được chia thành 4 nhóm đối tượng quản lý và 3 nhóm mục tiêu (tiêu chí) phát
triển bền vững (Bảng 6.2). Bốn nhóm đối tượng quản lý bao gồm: (1) Nhóm
nghiên cứu/Học thuật; (2) Nhóm đơn vị quản lý nhà nước (cấp quốc gia/vùng,
cấp tỉnh, huyện, xã); (3) Nhóm doanh nghiệp, trang trại hợp tác xã; và (4)
Nhóm hộ gia đình và cá thể. Ba nhóm mục tiêu phát triển bền vững dựa trên
Chỉ số 2.4.1 của FAO và các định hướng chính sách lớn của Chính phủ về
phát triển nông nghiệp bền vững (Xem Bảng 6.1 và các thảo luận trong Mục
6.2.1), bao gồm: (1) Mục tiêu kinh tế; (2) Mục tiêu xã hội; và (3) Mục tiêu
môi trường. Việc phân nhóm nhằm làm rõ vai trò và trách nhiệm của các đối
tượng, và cũng nhằm chỉ ra các điểm mạnh và điểm yếu của các giải pháp
chuyển đổi số đang tồn tại hoặc các định hướng chính sách để phát triển bền
103