Page 100 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 100

2020; Diễm và ctv., 2021) nhằm phục vụ quản lý dịch hại tổng hợp, bảo vệ
          thực vật và ước tính năng suất (Quang và ctv., 2011; Quang và ctv., 2021;
          Minh và ctv., 2021; Minh và ctv., 2021), phân tích tình hình nuôi trồng thuỷ
          sản (Việt, 2015); Các ứng dụng trong quản lý thiên tai như đánh giá tình hình
          sạt lở và bồi tụ (Điệp và ctv., 2019; Diễm và ctv., 2013; Lợi và ctv., 2019),
          hạn hán và xâm nhập mặn,...(Quang và ctv., 2019); ứng dụng trong giám sát
          tài nguyên rừng trong đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn, thay đổi
          dịch vụ hệ sinh thái rừng, xác định sinh khối rừng (Tuấn và ctv., 2019; Diễm
          và Tuấn, 2020; Lợi và ctv., 2020; Diễm và ctv., 2019; Hoa và ctv., 2018a,
          2018b).

               Kế hoạch sử dụng ảnh vệ tinh để điều tra, thành lập bản đồ hiện trạng
          sử dụng đất một cách hệ thống theo quy định của ngành địa chính cũng như
          để giám sát và cập nhật biến động về sử dụng đất đai một cách liên tục theo
          các chu kỳ ngắn hạn, đang được Trung tâm Viễn thám, Bộ Tài nguyên và Môi
          trường nghiên cứu đưa vào thực hiện trong thời gian tới.

               +  Giám sát tài nguyên nước:

               Nhằm phục vụ mục tiêu quản lý và khai thác tài nguyên nước phải điều
          tra và giám sát sự phân bố các đối tượng thủy văn và các nguồn nước ngầm,
          khối lượng và chất lượng nước cũng như diễn biến theo mùa, theo thời gian
          của chúng, các hiện tượng thuỷ văn có liên quan như lũ lụt, nhiễm mặn, biến
          động lòng sông, lòng hồ. Trong những năm qua, công tác nghiên cứu, phát
          triển, ứng dụng công nghệ viễn thám trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường
          ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Ví dụ, công tác khảo
          sát, thành lập bản đồ biến động lòng sông ở các tỷ lệ khác nhau, từ 1: 100 000
          đến 1: 25 000 cho hệ thống sông Cửu Long. Cụ thể, đã kết hợp với công nghệ
          GIS để cập nhật mạng lưới thủy văn, xây dựng được bản đồ nguy cơ ngập
          úng, theo dõi diễn biến tài nguyên nước mặt (Khánh, 2019), các hoạt động
          khai thác sử dụng nước; giám sát một số vùng biển, đảo trọng điểm xa bờ;
          xây dựng bản đồ diễn biến vùng ô nhiễm nguồn nước thải từ các khu công
          nghiệp, đô thị.

               +  Giám sát môi trường không khí và chất thải:

               Trong lĩnh vực giám sát tình hình ô nhiễm, phương pháp kết hợp nhiều
          công nghệ quan trắc có cả dữ liệu vệ tinh cũng đang được quan tâm nghiên
          cứu. Một số nghiên cứu có liên quan có thể kể đến như “Nghiên cứu ứng dụng
          Big Data - viễn thám trong giám sát ô nhiễm không khí từ các khu xử lý rác
          thải” (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2019). Xét về khía cạnh ứng dụng ảnh


                                                                                 89
   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105