Page 96 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 96

Bên cạnh việc thực thi các chính sách và pháp luật về sử dụng tiết kiệm
          nguồn  tài  nguyên:  Luật  Tài  nguyên  nước số  17/2012/QH13,  Luật  Sử
          dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010 số 50/2010/QH12, Luật Thực
          hành tiết kiệm chống lãng phí  44/2013/QH13, Luật Tài nguyên, môi trường
          biển  và  hải  đảo  số 82/2015/QH13,  Luật  Khoáng  sản  2010  số
          60/2010/QH12,... cần phải có chiến lược phù hợp để tích hợp CNMT 4.0 trong
          triển khai giải pháp cụ thể về sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên. Trong
          bối cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và suy kiệt (đa dạng
          sinh học suy giảm nhanh chóng cùng tài nguyên rừng; khan hiếm nước, tài
          nguyên đất một số nơi bị suy thoái, quỹ đất hạn hẹp),… cùng với sự phát triển
          đa ngành nghề, đa lĩnh vực công nghiệp đã và đang gây nguy cơ mất cân bằng
          sinh thái, suy kiệt tài nguyên và môi trường diện rộng. Điều này đã đặt ra tiền
          đề đổi mới trong công nghệ môi trường và trong sử dụng tiết kiệm và hiệu
          quả tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy, CNMT cần định hướng vào nghiên cứu,
          khai thác, phát huy các giá trị sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội –
          còn gọi là công nghệ sinh thái. Nói cách khác, CNMT sẽ hỗ trợ cho các lĩnh
          vực công nghiệp dựa trên nền tảng của sự cân bằng sinh thái về mặt môi
          trường và sự cân bằng lợi ích môi trường - kinh tế - xã hội.

               Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước: công nghệ ứng dụng
          hướng đến sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước có thể được chia
          thành các nhóm công trình và giải pháp cụ thể như sau:
               +  Tiết kiệm nước trong công trình cấp nước, công trình thủy lợi như:
                  hồ chứa, đê, đập, đập tràn, cống,... gồm các giải pháp công nghệ
                  hướng đến dự báo, cảnh báo và điều tiết nước phù hợp.

               +  Giải pháp điều tiết nước trong công trình cấp nước sinh hoạt (đô thị
                  và nông thôn).
               +  Giải pháp điều tiết nước (cấp nước) trong công trình dân dụng và
                  công nghiệp, công trình đường ống cấp nước: nhằm đáp ứng các yêu
                  cầu về kiểm soát áp lực cấp nước cho từng lĩnh vực; yêu cầu kiểm
                  soát chất lượng nước tự động và nghiêm ngặt; yêu cầu chất lượng
                  thiết bị cấp nước bền và an toàn (chất lượng vật liệu đường ống); yêu
                  cầu cấp nước theo yêu cầu nóng – lạnh, hệ thống cấp nước đạt chất
                  lượng nước uống,...
               +  Giải pháp tiết kiệm nước thông qua sử dụng tiết kiệm nước và kiểm
                  soát nguồn nước ô nhiễm.




                                                                                 85
   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101