Page 94 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 94
Một số quan điểm chung về lĩnh vực tài nguyên và môi trường cần được
hiểu và thống nhất. Trước tiên, tài nguyên có thể bao gồm: nước, đất, không
khí, gió,…; ngoài ra còn có tài nguyên rừng, khoáng sản, biển, sinh vật,…
Tuy nhiên, theo quan điểm mới hơn, tài nguyên có thể phân thành tài nguyên
tái tạo, tài nguyên không tái tạo và tài nguyên vĩnh cửu. Điều này cũng phù
hợp với định hướng phát triển bền vững, bản Hiến chương Thế giới về Thiên
nhiên của Liên Hợp Quốc năm 1982 và bản Hiến chương Trái đất (2002). Các
nguồn tài nguyên tiêu biểu, đặc điểm và định hướng CNMT có thể được tóm
tắt trong Bảng 5.1.
Bảng 5.1. Các loại tài nguyên tiêu biểu, đặc điểm và định hướng CNMT
Loại tài Mô tả Đặc điểm Định hướng
nguyên CNMT
Tài nguyên Là các loại tài nguyên mà tự Việc khai thác và CNMT cần
tái tạo (có bản thân nó có thể duy trì, bổ sử dụng quá mức ưu tiên tập
thể tái tạo) sung thêm được như đất đai, vượt qua khả năng trung khai
nước, sinh khối, điện năng,... phục hồi do tốc độ thác và phát
Đây là những nhóm tài phục hồi tự nhiên triển nhóm
nguyên thiên nhiên có số rất chậm này
lượng lớn và có sẵn liên tục.
Tài nguyên Các nguồn tài nguyên không Quá trình hình CNMT
không tái tái tạo bao gồm các quặng thành qua hàng hướng đến
tạo: kim loại như vàng, đồng, sắt, triệu năm tiết kiệm và
bạc, khoáng vật, đất hiếm, khai thác
than đá, dầu mỏ. Các loại tài hiệu quả
nhiên này một khi đã sử dụng
hết thì không còn khả năng
tái tạo được nữa ví dụ như
khoáng sản, các loại than đá,
quặng đồng, chì, sắt, nhôm,
đá vôi,…
Tài nguyên Là nguồn tài nguyên từ tự Do không đánh giá Xu hướng
vĩnh cửu nhiên không bị cạn kiệt như được trữ lượng, các công nghệ
ánh sáng mặt trời, gió, thủy nguồn tài nguyên dần tập trung
triều, sóng biển, sấm sét,… dạng này hiện nay vào các dạng
xem như là vĩnh tài nguyên
cửu. vĩnh cửu
83