Page 97 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 97

- Nhóm công nghệ giảm thiểu phát thải, đổi mới công nghệ môi trường
          và phát triển bền vững

               Chất thải theo quan điểm cũ là phụ phế phẩm và là thành phần không
          thể tránh khỏi của quá trình sản xuất; tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, chất
          thải được hiểu trong khái niệm rộng hơn, tích hợp với phát triển bền vững và
          kinh tế tuần hoàn, quản lý chất thải có nhiều định hướng thông minh và hiệu
          quả. Cụ thể:

               +  Phát thải, giảm phát thải tại nguồn và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu
                  chính là một trong những giải pháp tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên
                  thiên nhiên. Trong đó, công nghệ giám sát và cảnh báo môi trường
                  (loại, khối lượng/thể tích, tính chất, vị trí/địa điểm,...) là ưu tiên hàng
                  đầu nhằm có giải pháp kiểm soát, thu gom và xử lý hợp lý. Tăng
                  cường ứng dụng tích hợp các thiết bị cảm biến, camera giám sát và
                  thiết bị cảnh báo (nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn,...).

               +  Trữ, thu gom, vận chuyển, trung chuyển chất thải: giám sát chất thải
                  hiệu quả thông qua áp dụng thùng rác thông minh cho phép dịch vụ
                  thu gom biết được mức độ lắp đầy thùng rác và gợi ý các tuyến thu
                  gom hiệu quả. Điều đó, vừa tiết kiệm chi phí thu gom vừa giúp thu
                  gom hiệu quả và giảm phát thải cục bộ ra môi trường do giảm thời
                  gian chứa và thời gian chờ của rác hữu cơ trong thùng rác. Bên cạnh
                  đó, các ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát mức độ làm
                  đầy của xe ép rác, xe vận chuyển chất thải rắn; vạch tuyến thu gom
                  hiệu quả, cảnh báo kẹt xe, tính toán thời gian và tần suất thu gom
                  chất thải hợp lý còn giúp các đơn vị thu gom quản lý và điều tiết thời
                  gian và tần suất thu gom hợp lý, giảm nhiên liệu sử dụng,... từ đó sẽ
                  giảm phát thải từ chất thải rắn ra môi trường; phát thải từ nhiên liệu
                  sử dụng và trên hết tăng hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và giảm
                  phát thải; đặc biệt là khí nhà kính.

               Đổi mới công nghệ (technological innovation): là việc chủ động thay
          thế phần quan trọng hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ
          khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn. Đổi mới công nghệ tập trung vào 2 nội dung
          cơ bản:

               +  Đổi mới quy trình công nghệ: là đổi mới cách thức thực hiện công
                  việc nhằm thúc đẩy công việc được thực hiện nhanh hơn, tốt hơn và
                  hiệu quả hơn. Ví dụ: đổi mới quy trình chế biến nguyên liệu tại một




          86
   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102