Page 360 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 360
Chương 18
XÂY DỰNG HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ
VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Lê Hoàng Thảo , Dương Nguyễn Phú Cương, Phạm Đăng Khôi
*
Trung tâm Công nghệ phần mềm Trường Đại học Cần Thơ
(*Email: lhthao@ctu.edu.vn)
18.1 GIỚI THIỆU
Hành chính điện tử đang trở thành trọng tâm trong việc cải thiện quản
lý và dịch vụ công. Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tính cần thiết
của việc áp dụng hệ thống này không chỉ nằm ở việc tối ưu hóa quy trình
hành chính mà còn ở khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền
vững. Hệ thống hành chính điện tử không chỉ giúp tăng cường minh bạch,
hiệu quả và tiết kiệm chi phí mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
xanh, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Bài viết sẽ tập trung vào 2 nội dung quan trọng sau: (1) xác định thực
trạng về nền hành chính điện tử; và (2) đề xuất một tập giải pháp tổng thể về
giải pháp chính quyền điện tử trên cơ sở chuyển đổi số để phát triển bền
vững ĐBSCL.
18.2 HIỆN TRẠNG VỀ CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT
NAM VÀ ĐBSCL
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Hành chính điện tử
hay Chính phủ điện tử. Theo Liên Hợp Quốc (United Nation, n.d.), Chính
phủ điện tử là khái niệm về các cơ quan chính phủ sử dụng công nghệ thông
tin như mạng diện rộng, Internet, các phương tiện di động để quan hệ với
người dân, doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ.
UNESCO Office in New Delhi and National Informatics Centre
(India) (2005) định nghĩa: “Chính phủ điện tử là việc sử dụng các công nghệ
thông tin và truyền thông để thúc đẩy chính phủ ngày càng hiệu quả và hiệu
suất hơn, giúp chính phủ dễ tiếp cận và có trách nhiệm hơn với công dân.
Các đặc điểm của Chính phủ điện tử bao gồm: cung cấp dịch vụ điện tử, quy
trình làm việc điện tử, bỏ phiếu điện tử”. Theo Tổ chức đối thoại doanh
346