Page 361 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 361

nghiệp toàn cầu về thương mại điện tử: “Chính phủ điện tử đề cập đến một
          trạng thái, trong đó các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp (bao gồm cả
          chính quyền trung ương và chính quyền địa phương) số hóa các hoạt động
          bên trong và bên ngoài của họ và sử dụng các hệ thống được nối mạng hiệu
          quả để có được chất lượng tốt hơn trong việc cung cấp các dịch vụ công”.
               Còn theo Ngân hàng Thế giới (World Bank, 2015) Chính phủ điện tử
          là việc các cơ quan của chính phủ sử dụng một cách có hệ thống công nghệ
          thông tin truyền thông để thực hiện quan hệ với người dân, doanh nghiệp và
          các tổ chức xã hội, nhờ đó giao dịch của chính phủ với người dân và các tổ
          chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng. Lợi ích thu được sẽ là giảm
          thiểu tham nhũng, tăng cường tính công khai, sự tiện lợi, góp phần vào sự
          tăng trưởng và giảm chi phí.

               Theo  Bộ  Thông  tin  và  Truyền  thông  (2015),  Chính  phủ  điện  tử  là
          chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả
          hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin,
          cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Hay nói cách
          khác, đây là quá trình tin học hóa các hoạt động của chính phủ.

               Chính phủ điện tử, hiểu một cách đơn giản, là “bốn Không”, có khả
          năng họp không gặp mặt, xử lý văn bản không giấy, giải quyết thủ tục hành
          chính không tiếp xúc và thanh toán không dùng tiền mặt.

               Nhìn chung, Chính phủ điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin
          vào hoạt động của các cơ quan chính phủ thông qua việc cung cấp dịch vụ
          công trên các nền tảng như website, ứng dụng,... giúp cho các cơ quan chính
          phủ đổi mới phương thức giải quyết công việc theo hướng minh bạch, hiệu
          quả hơn, cung cấp đầy đủ, liên tục với chi phí thấp các dịch vụ công cho
          mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin
          điện tử.

               Ngày 21 tháng 4 năm 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
          khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 1.0, trong đó, mô tả
          chi tiết khung kiến trúc chính quyền cấp tỉnh như sau:













                                                                                347
   356   357   358   359   360   361   362   363   364   365   366