Phát triển các chương trình đào tạo sáng tạo đa cấp độ cho các chuyên ngành mới về nguồn nước ở Đông Nam Á

Cập nhật và hiện đại hóa công cụ giảng dạy trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước bền vững tại các trường đại học thành viên ở Đông Nam Á định hướng theo các tiêu chuẩn của châu Âu và quốc tế, đồng thời tiệm cận với khung đào tạo Bologna của châu Âu; đồng thời mở rộng gắn kết cơ sở đào tạo và doanh nghiệp bên ngoài.

THÔNG TIN DỰ ÁN INOWASIA

 

Tên chương trình / Dự án

Phát triển các chương trình đào tạo sáng tạo đa cấp độ cho các chuyên ngành mới về nguồn nước ở Đông Nam Á (INOWASIA)

Đơn vị tham gia

-      Trường Đại học Girona (UdG)

-      Trường Đại học Fundació Solidaritat - Đại học Barcelona (FSUB)

-      Trường Đại học Quốc tế vùng Địa Trung Hải (WUSMED)

-      Trường Đại học Paul Sabatier Toulouse III (UT3)

-      Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Pháp (IRD)

-      Trường Đại học Khoa học - Đại học Quốc gia Hà Nội (HUS)

-      Trương Đại học Cần Thơ (CTU)

-      Viện Công nghệ Campuchia (ITC)

-      Trường Đại học Quốc gia Battambang (NUBB)

-      Trường Đại học Quốc gia Lào (NUOL)

-      Trường Đại học Souphanouvong (SU)

Đơn vị tài trợ

Chương trình Erasmus+ của Cộng đồng châu Âu

Kinh phí thực hiện

84.978 EUR tương đương 2,32 tỉ đồng (chỉ tính riêng kinh phí của Trường Đại học Cần Thơ)

Thời gian thực hiện

Tháng 01/2021 - 01/2024

Chủ nhiệm

Gs. Ignasi Rodriguez-Roda (UdG)

Thành viên tham gia

Hợp phần do Trường Đại học Cần Thơ phụ trách:

-      PGs. Ts. Nguyễn Võ Châu Ngân (Điều phối viên)

-      PGs. Ts. Nguyễn Hiếu Trung

-      Ts. Nguyễn Đình Giang Nam

-      Ts. Võ Quốc Thành

-      Ts. Đinh Diệp Anh Tuấn

-      Ts. Lâm Văn Thịnh (Thư ký khoa học)

-      Cô Lê Như Ý (Thư ký hành chính)

Mục tiêu tổng quát

Cập nhật và hiện đại hóa công cụ giảng dạy trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước bền vững tại các trường đại học thành viên ở Đông Nam Á định hướng theo các tiêu chuẩn của châu Âu và quốc tế, đồng thời tiệm cận với khung đào tạo Bologna của châu Âu; đồng thời mở rộng gắn kết cơ sở đào tạo và doanh nghiệp bên ngoài.

Mục tiêu cụ thể

-      Phát triển, thực hiện và chứng thực những khóa học cơ bản và nâng cao về ngành nước đang được giảng dạy ở bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ cho các trường đại học thành viên ở Campuchia, Lào và Việt Nam. Các phương pháp giảng dạy mới sẽ bao gồm dạy trực tuyến cho những khóa học cơ bản, giảng dạy dựa trên tình huống với các thiết bị thí nghiệm cho khóa học nâng cao, các công cụ ICT, tham quan thực tế… Bên cạnh đó, dự án cũng triển khai tập huấn cho giảng viên về lĩnh vực đổi mới và quản lý tài nguyên nước bền vững, đặc biệt chú trọng đến công nghệ mới và hiện đại.

-      Xúc tiến và triển khai phương pháp giảng dạy dựa trên vấn đề giải quyết cho các tình huống ngành nước cụ thể ở địa phương và phù hợp văn hóa bản địa, các công cụ đổi mới (trò chơi, tình huống thực tế…) được chuẩn bị riêng cho giảng dạy.

-      Bố trí các Phòng thí nghiệm “sống” cho từng trường đại học thành viên, dự kiến triển khai ở dạng một mô hình nước thực tế quy mô phòng thí nghiệm và tạo lập một mạng lưới ảo các bên liên quan.

-      Bồi dưỡng nền văn hóa doanh nghiệp cho học viên thông qua các chuyến tham quan thực tế, thực tập dài hạn tại các công ty ngành nước và quản lý nước.

-      Kiến tạo một mạng lưới quốc tế kết nối học viên, giảng viên và các bên liên quan trong ngành nước, mở rộng hợp tác, giao lưu để tìm tòi những giải pháp mới, sáng tạo đối phó với các thử thách về ngành nước.

Các hoạt động

-      Thiết kế và giảng dạy các khóa học (phương pháp học theo tình huống) liên quan đến quản lý tài nguyên nước và phát triển bền vững theo tiêu chuẩn châu Âu và quốc tế.

-      Cập nhật giáo trình liên quan đến ngành nước của các trường thành viên Đông Nam Á nhằm nâng cao năng lực và mức độ cạnh tranh cho học viên sau đại học.

-      Thực hiện trao đổi học viên và giảng viên giữa các trường thành viên dự án.

-      Tạo mạng lưới kết nối giữa học viên sau đại học, nhà khoa học và người làm việc trong lĩnh vực nước để cải thiện các chương trình học sau đại học theo các định hướng kinh tế (vệ sinh, nông nghiệp, du lịch).

Kết quả mong đợi

-      Cải thiện kiến thức ngành nước cho sinh viên, bao gồm những kiến thức căn bản về chất lượng và xử lý, những kiến thức nâng cao về công nghệ đổi mới và các quan điểm hiện đại. Nhờ đó sinh viên có thể tìm được công việc tốt hơn và triển khai công việc tốt hơn.

-      Cập nhật kiến thức và chương trình giảng dạy cho giảng viên ngành nước về những quan điểm đổi mới như kinh tế tuần hoàn, giải quyết vấn đề dựa vào tự nhiên, công nghệ ICT chi phí thấp, chi trả cho hệ sinh thái... Đồng thời nâng cao năng lực giảng dạy thông qua các khóa tập huấn về phương pháp học dựa vào vấn đề.

-      Các trường thành viên ở châu Á cử giảng viên trao đổi kiến thức và kinh nghiệm ngành nước với các trường châu Âu. Đồng thời tạo ra một diễn đàn ngành nước giữa các trường thành viên châu Á cùng hỗ trợ giải quyết các vấn đề và thử thách trong ngành nước, chuyển đổi từ cách tiếp cận cũ, cục bộ sang cách tiếp cận mới trên diện rộng, gắn kết người sử dụng nước và các bên liên quan.

-      Kết nối mạng lưới giữa cơ sở giáo dục, chính quyền địa phương, các bên liên quan và doanh nghiệp ngành nước tổ chức các chương trình tập huấn dựa trên các vấn đề ngành nước gặp phải. Từ đó hình thành khung quản lý tài nguyên nước tổng hợp cho từng quốc gia.

Liên hệ

PGs. Ts. Nguyễn Võ Châu Ngân

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trang web dự án

https://inowasia.com

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 104

Hôm qua 118

Trong tuần 486

Trong tháng 3398

Tất cả 69116