Xây dựng kế hoạch và thiết lập chuỗi lúa gạo (SRP) nông hộ nhỏ bền vững ở ĐB Sông Cửu Long

THÔNG TIN DỰ ÁN

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ THIẾT LẬP CHUỖI LÚA GẠO (SRP) NÔNG HỘ NHỎ BỀN VỮNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Hợp phần dự án phía Đại học Cần Thơ)

 

Tên chương trình/Dự án

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ THIẾT LẬP CHUỖI LÚA GẠO (SRP) NÔNG HỘ NHỎ BỀN VỮNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Hợp phần dự án phía Đại học Cần Thơ)

Đơn vị tham gia

Đại học Cần Thơ

Đại học An Giang

Viện Nghiên cứu lúa Ô Môn

Cty Sunrice

Sở Nông Nghiệp PTNT tỉnh Đồng Tháp, An Giang

Đơn vị tài trợ

Tổ chức ACIAR

Tổng kinh phí

 

356.782 AUD tương đương 5.933.074.158,62 VNĐ (chỉ riêng phần kinh phí của Đai học Cần Thơ)

Thời gian thực hiện

01/01/2022-31/12/2025

Chủ nhiệm

Jaquie Mitchell (chủ nhiệm cả dự án, Đại học Queensland)

Đồng chủ nhiệm

Hợp phần do Đại học Cần Thơ phụ trách: Nguyễn Hồng Tín

Thành viên

Hợp phần do Đại học Cần Thơ chủ trì: Đặng Kiều Nhân, Huỳnh Quang Tín, Vũ Anh Pháp, Lê Vân Thủy Tiên, Nguyễn Thành Tâm, Hồ Chí Thịnh

Mục tiêu tổng quát

 

Dự án được thực hiện nhằm thiết lập và xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo tại ĐBSCL theo hướng bền vững. Sản phẩm lúa gạo được canh tác, sản xuất đạt chất lượng, năng suất cao và có thể truy xuất nguồn gốc. Từ đó, dự án sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho người nông dân trồng lúa và đáp ứng được các yêu cầu thị trường cho Tập đoàn SunRice

Mục tiêu cụ thể

- Phát triển giống lúa Japonica (DS1) có khả năng thích nghi và chống chịu tốt với điều kiện khí hậu, các tác nhân sinh học và phi sinh học tại ĐBSCL.

- Tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của quá trình canh tác bằng cách áp dụng mô hình SRP và các kỹ thuật nông học.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế cho chuỗi giá trị lúa gạo (Japonica) khi áp dụng các biện pháp sau thu hoạch khác nhau.

- Xác định được các đóng góp và vai trò về giới trong hệ thống sản xuất SRP và thị trường lúa gạo tại ĐBSCL.

- Xác định được ảnh hưởng của các nhân tố xã hội, chính quyền và hợp tác xã đến sự chấp nhận của người nông dân trong việc áp dụng mô hình SRP, các kỹ thuật nông học và sau thu hoạch để tạo ra sản phẩm lúa gạo đáp ứng các yêu cầu thị trường cho tập đoàn SunRice.

- Đánh giá toàn chuỗi giá trị lúa gạo (Japonica) tại ĐBCSL, từ đó xác định được các điểm tác động trong chuỗi giá trị để thiết kế các chính sách phù hợp cho các bên liên quan nhằm hướng tới xây dựng chuỗi giá trị theo hướng bền vững.

- Xây dựng một trung tâm nghiên cứu kiểm định, phân tích và đánh giá chất lượng gạo và trung tâm này gắn kết chặt chẽ với Trường ĐHAG – ĐHQG TPHCM

Nội dung

ND1: Lai tạo giống lúa

ND2: Sản xuất và phân phối giống lúa mới

ND3: Sản xuất thương mại hóa giống DS1 bằng phương pháp thực hành sản xuất SRP

ND4: Thực hiện canh tác nhằm cải tiến hiệu quả sử dụng tài nguyên cho giống lúa Japonica

ND5: Thiết lập quy trình thu hoạch tối ưu và quy trình xử lý sau thu hoạch

ND6: Các hoạt động xã hội và hoạt động hỗ trợ

ND7: Phân tích chuỗi giá trị tích hợp

ND8:

Kết quả mong đợi

Gạo Japonica hạt vừa (phân biệt với các giống Indica tiêu chuẩn) sẽ được lai tạo và phát triển để đạt năng suất hạt cao, chịu được các điều kiện khắt nghiệt phi sinh học và sinh học ở ĐBSCL và đáp ứng các yêu cầu chất lượng cao của thị trường Cty SunRice quốc tế;

Định lượng các lợi thế về sản xuất và chất lượng và giá trị kinh tế thu được (nâng cao giá trị và giảm thiểu chi phí) từ việc thực hiện SRP và các can thiệp nông học khác nhau (phân bón N, AWD, IPM).

Cải thiện hiểu biết khoa học về các thực hành nông học và sau thu hoạch cần thiết để tối ưu hóa năng suất và chất lượng lúa gạo cho vùng ĐBSCL;

Định lượng chất lượng và nâng cao giá trị kinh tế từ việc thực hiện các phương pháp thay thế sau thu hoạch (sấy khô, xay xát).

Phân tích giới sẽ xác định sự khác biệt trong kinh nghiệm của nam giới và phụ nữ khi họ tham gia vào hệ thống sản xuất SRP bao trùm do thị trường dẫn dắt;

Các nguyên tắc và khuyến nghị sẽ được chắt lọc để hướng dẫn thiết kế các chương trình khuyến nông đổi mới và toàn diện đáp ứng các nhu cầu và kinh nghiệm khác nhau của người trồng lúa quy mô nhỏ;

Hiểu biết sâu hơn về các yếu tố xã hội và các vấn đề quản trị ảnh hưởng đến việc áp dụng các thực hành và hiệu suất chuỗi giá trị có thể tăng cường tuân thủ SRP và đáp ứng các yêu cầu của thị trường Cty SunRice, bao gồm vai trò của hợp tác xã trong việc hỗ trợ nông dân thay đổi thực hành của họ.

Đánh giá toàn bộ hoạt động của chuỗi, xác định các điểm đòn bẩy và thiết kế các phương án can thiệp chính sách nhằm vào các điểm đòn bẩy đã xác định ảnh hưởng đến việc thực hiện mô hình chuỗi giá trị gạo xuất khẩu bền vững, SRP, dẫn đầu thị trường, thưởng cho các bên liên quan trong chuỗi giá trị (đặc biệt là các hộ sản xuất nhỏ).

Địa chỉ liên hệ

Ts. Nguyễn Hồng Tín (email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.; ĐT: 0918181472)

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 104

Hôm qua 118

Trong tuần 486

Trong tháng 3398

Tất cả 69116