Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu tại KBT Lung Ngọc Hoàng

THÔNG TIN DỰ ÁN

Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

 

Tên chương trình/Dự án

Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

Đơn vị tham gia

Trường Đại học Cần Thơ; Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng

Đơn vị tài trợ

Tổ chức International Union for Conservation of Nature (IUCN) tại Việt Nam

Tổng kinh phí

 

Thời gian thực hiện

17,325 EUR

 29/1/2021-25/1/2022

Chủ nhiệm

 

Đồng chủ nhiệm

 

Thành viên

TS. Nguyễn Thanh Giao

 

Lý Văn Lợi, Trần Ngọc Huy, Huỳnh Thị Hồng Nhiên

Mục tiêu tổng quát

 

 

Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu chính là đánh giá tính dễ bị tổn thương của các hệ sinh thái và sinh kế đối với biến đổi khí hậu; và tìm ra các giải pháp tăng cường khả năng chống chịu của các hệ sinh thái và sinh kế trước tác động của biến đổi khí hậu.

+ Đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái, loài, và sinh kế cộng đồng.

+ Đề xuất các chiến lược thích ứng nhằm giảm thiểu các tác động do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái, loài, và sinh kế cộng đồng.

Nội dung

Bốn hoạt động được thực hiện trong suốt dự án. Thứ nhất, Khóa đào tạo tập huấn viên (ToT) kéo dài 7 ngày sẽ được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào tháng 2 năm 2021 để đào tạo các nhà nghiên cứu trẻ đến từ nhiều đơn vị khác nhau của trường Đại học Cần Thơ về công cụ đánh giá tính dễ bị tổn thương. Vì khu bảo tồn và sinh kế của địa phương chịu nhiều tác động như thay đổi sử dụng đất, thu nhập, chất lượng môi trường, biến đổi khí hậu,… nên nhóm đánh giá cần có kiến thức nền tảng bao quát tất cả các khía cạnh thiết yếu của khu vực và sinh kế. Khoảng năm nhà nghiên cứu sẽ được lựa chọn, trong đó 02 từ Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, 01 từ Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu, 01 từ ngành Kinh tế môi trường và 01 từ Viện nghiên cứu Đồng bằng Sông Cữu Long. Bên cạnh đó, hai cán bộ của LNH sẽ được mời tham gia tập huấn để họ hiểu rõ và hỗ trợ tốt về lĩnh vực này cũng như tham vấn ý kiến cho Ban lãnh đạo LNH trong việc sử dụng kết quả đánh giá. Thứ hai, đoàn đánh giá có khoảng một tháng để tiến hành đánh giá tại 4 xã có mối liên hệ chặt chẽ với LNH gồm Phương Phú, Hiệp Hưng, Long Trì và Phương Bình. Thứ ba, hội thảo tham vấn ý kiến kéo dài 01 ngày được tổ chức để trình bày kết quả đánh giá đến người đưa ra quyết định (ở cấp xã, huyện và tỉnh) và Ban quản lý LNH. Các ý kiến từ những người tham gia sẽ giúp nhóm đánh giá hoàn thiện kết quả để tiệm cận được với nhu cầu của xã hội. Thứ tư, nhóm nghiên cứu làm việc hoàn thiện báo cáo hoàn chỉnh cuối cùng. Một số cuộc họp nội bộ sẽ được tổ chức để thảo luận về báo cáo. Trong giai đoạn này, việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia sẽ được áp dụng vài lần để đảm bảo tính khoa học của báo cáo.

Kết quả mong đợi

+ Đánh giá được các tổn thương của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái, loài, và sinh kế cộng đồng.

+ Đề xuất được một số các chiến lược thích ứng nhằm giảm thiểu các tác động do biến đổi khí hậu đối với hệ sinh thái, loài, và sinh kế cộng đồng.

Địa chỉ liên hệ

TS. Nguyễn Thanh Giao, Bộ môn Quản lý Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ. Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.; Mobile: 090 773 9582

Hình ảnh hoạt động

 

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

MẠNG XÃ HỘI


Facebook
Youtube
Instagram

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 133

Hôm qua 446

Trong tuần 1710

Trong tháng 11262

Tất cả 28119