ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC THỰC TIỄN HIỆN CÓ VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐỂ TÍCH HỢP HIỆU QUẢ VIỆC XỬ LÝ NƯỚC DỰA VÀO THIÊN NHIÊN Ở CÁC KHU VỰC ĐÔ THỊ Ở SRI LANKA, PHILIPPINES VÀ VIỆT NAM

Tên chương trình/Dự án

“Đánh giá tổng hợp các thực tiễn hiện có và lộ trình phát triển để tích hợp hiệu quả việc xử lý nước dựa vào thiên nhiên ở các khu vực đô thị ở Sri Lanka, Philippines và Việt Nam”

Đơn vị tham gia

ĐH RMIT (Australia); ĐH Los Banos (Philippines); ĐH RMIT Europe (Spain); ĐH Peradeniya (Sri Lanka); ĐH Cần Thơ (Việt Nam; đại diện là Khoa Môi trường & TNTN); ĐH Bách Khoa (Việt Nam); Society for the Conservation of Philippine Wetlands, Inc. (Philippines); National Water Supply and Drainage Board (Sri Lanka)

Đơn vị tài trợ

Mạng lưới Châu Á - Thái Bình Dương về Nghiên cứu Thay đổi Toàn cầu (APN - Asia-Pacific Network for Global change Research), gọi tắt là APN

Tổng kinh phí

USD 93,210

Thời gian thực hiện

10/2021 – 09/2023

Chủ nhiệm

Prof. Veeriah Jegatheesan (ĐH RMIT, Australia)

(CRRP 2021-06MY-Jegatheesan)

Đồng chủ nhiệm

Không có

Thành viên

Dr. Perlie Velasco (ĐH Los Banos, Philippines)

Dr. Nevelina Pachova (ĐH RMIT Europe, Spain)

Dr. Antonina Torrens (Fundació Solidaritat Universitat de Barcelona, Spain)

Assoc. Prof. Dr. Nguyễn Phước Dân (ĐH Bách Khoa TPHCM, Việt Nam)

Assoc. Prof. Dr. Ngô Thụy Diễm Trang (ĐH Cần Thơ, Việt Nam)

Assoc. Prof. Dr. Bùi Xuân Thành (ĐH Bách Khoa TPHCM, Việt Nam)

Dr. Amy Lecciones (Society for the Conservation of Philippine Wetlands, Inc., Philippines)

Dr. Ma. Catriona Devanadera (ĐH Los Banos, Philippines)

Assoc. Prof. Dr. Sujithra Weragoda (National Water Supply and Drainage Board, Sri Lanka)

Prof. Mohamed Ismail Mohammed Mowjood (ĐH Peradeniya, Sri Lanka)

Mrs. K.B. Shameen Jinadasa (ĐH Peradeniya, Sri Lanka)

Mục tiêu tổng quát

 

Nâng cao kiến ​​thức và năng lực để tích hợp các công nghệ xử lý nước dựa vào thiên nhiên (NbS) trong quản lý và quy hoạch nước đô thị giữa các thành phố ở Châu Á

Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá tiềm năng của công nghệ xử lý nước dựa vào thiên nhiên (NbS) để góp phần cải thiện chất lượng nước và đời sống con người, đồng thời nâng cao khả năng sống và khả năng phục hồi của các thành phố ở Sri Lanka, Philippines và Việt Nam

- Hiểu biết hơn về cách các NbS có thể được phát triển, duy trì, nhân rộng và nâng cấp hiệu quả trên khắp các thành phố ở Châu Á

- Nâng cao năng lực của các nhà nghiên cứu từ các quốc gia tham gia để tham gia vào hoạt động nghiên cứu xuyên ngành liên quan đến các thách thức bền vững quan trọng

- Nâng cao nhận thức của các bên liên quan tại địa phương về tiềm năng của việc xử lý nước dựa vào thiên nhiên để góp phần giải quyết các thách thức bền vững quan trọng

Nội dung

Đánh giá kinh nghiệm xử lý nước dựa vào tự nhiên của các quốc gia bao gồm: (1) Phát triển một phương pháp chung để đánh giá tổng hợp về hiệu quả và tác động của các NbS hiện có; (2) Lập bản đồ các địa điểm thí điểm NbS hiện có ở mỗi quốc gia và lựa chọn hai nghiên cứu điển hình cho mỗi quốc gia để đánh giá chuyên sâu; (3) Tổng hợp, phân tích và viết bài báo cho sáu trường hợp nghiên cứu ở Sri Lanka, Philippines và Việt Nam; (4) Xây dựng sách hướng dẫn về phương pháp thiết kế, lắp đặt các NbS, mở rộng quy mô và nhân rộng các NbS; (5) Tổ chức 3 hội thảo vùng và 6 hội thảo quốc gia (tại 3 quốc gia tham gia); (6) Tăng cường công tác truyền thông nhằm phổ biến về nội dung và kết quả đạt được của dự án  

Kết quả mong đợi

* Mục tiêu 1:

- Phát triển một phương pháp chung để đánh giá tổng hợp về hiệu quả và tác động của NbS đã được phát triển và thử nghiệm

- Sáu nghiên cứu điển hình đánh giá hiệu quả của các NbS hiện có ở các thành phố ở Sri Lanka, Philippines và Việt Nam

* Mục tiêu 2:

- Xây dựng sách hướng dẫn về phương pháp thiết kế, lắp đặt các NbS, mở rộng quy mô và nhân rộng các NbS

- Ba nghiên cứu điển hình (mỗi quốc gia một nghiên cứu) để thiết lập, nâng cao hiệu quả, nâng cấp hoặc sao chép các NbS thông qua việc áp dụng sách hướng dẫn

* Mục tiêu 3:

- Hai hội thảo vùng và sáu hội thảo quốc gia các bên liên quan được tổ chức bởi các đối tác dự án như một phần không thể thiếu của hoạt động nghiên cứu

* Mục tiêu 4:

- Các tài liệu truyền thông nhắm vào mục tiêu là các bên liên quan khác nhau (tóm tắt chính sách, tài liệu giáo dục, các bài báo, v.v.) được phát triển và phổ biến thông qua các kênh liên quan trên các phương tiện truyền thông địa phương, khu vực và quốc tế.

Địa chỉ liên hệ

Đại diện đối tác ở Đại học Cần Thơ là:

PGs. Ts. Ngô Thụy Diễm Trang (Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên)

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Điện thoại: 0909 243 703

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

MẠNG XÃ HỘI


Facebook
Youtube
Instagram

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 80

Hôm qua 270

Trong tuần 1473

Trong tháng 5789

Tất cả 34583