Định hướng phát triển xen canh cây dược liệu và cây hương liệu trong vườn dừa hữu cơ ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam

Tên chương trình / Dự án

Định hướng phát triển xen canh cây dược liệu và cây hương liệu trong vườn dừa hữu cơ ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam

Đơn vị tham gia

-        Trương Đại học Cần Thơ (CTU)

Đơn vị tài trợ

Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR)

Kinh phí thực hiện

 19,998 AUD tương đương 310 triệu đồng

Thời gian thực hiện

1/8/2022- 31/7/2023

Chủ nhiệm

PGs. TS. Nguyễn Khởi Nghĩa

Thành viên tham gia

-        Ts. Châu Thị Anh Thy

-          Ts. Dr. Didier Lesueur (CIRAD, Pháp)

-        Ts. Shahla Hosseini Bai (Đại học Griffith, Úc)

-        Ts. Trần Võ Hải Đường (Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Bạc Liêu)

-        Ts. Lê Thị Xã (Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng)

-        Ts. Bùi Hữu Thọ (Trung tâm Nông nghiệp Công nghệ cao Bến Tre)

-        Ks. Nguyễn Thị Kiều Oanh

-        Ks. Nguyễn Thị Thu Hà

-        Ks. Đỗ Thành Luân

-        Ks. Nguyễn Hửu Thiện

Mục tiêu tổng quát

Dự án nhằm tìm hiểu thực trạng canh tác dừa của nông dân ở tỉnh Bến Tre, Việt Nam để đưa ra các khuyến nghị và chiến lược phát triển canh tác dừa bền vững theo hướng an ninh lương thực.

Mục tiêu cụ thể

- Xác định những hạn chế và thuận lợi của thực trạng canh tác dừa ở tỉnh Bến Tre.

- Tập huấn cho nông dân trồng dừa ở tỉnh Bến Tre về hiệu quả sử dụng đất bằng cách chuyển đổi tập quán canh tác từ độc canh dừa sang trồng xen canh với cây dược liệu theo phương thức canh tác hữu cơ để có thu nhập tốt hơn và đảm bảo sức khỏe đất đai. .

- Tư vấn cho một công ty địa phương kinh doanh dầu dừa về kỹ thuật canh tác hữu cơ và xen canh giữa cây dừa với cây dược liệu.

- Công bố trong nước và quốc tế bộ dữ liệu thu được thu thập từ các hoạt động khảo sát và phỏng vấn nông dân trồng dừa và tính chất đất ở tỉnh Bến Tre, Việt Nam.

Các hoạt động

-       Hoạt động 1: Khảo sát và phỏng vấn hiện trạng canh tác dừa bao gồm kỹ thuật trồng dừa, những khó khăn và thuận lợi trong quá trình canh tác dừa của nông dân ở tỉnh Bến Tre, Việt Nam.

-       Hoạt động 2: Viết và đăng các bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế từ bộ dữ liệu thu thập được từ cuộc điều tra và phỏng vấn nông dân trồng dừa.

-       Hoạt động 3: Làm phim tài liệu về thực trạng canh tác dừa ở tỉnh Bến Tre và định hướng hệ thống xen canh hữu cơ cây dừa và cây dược liệu trong vườn để chiếu trên các kênh truyền hình Việt Nam.

-       Hoạt động 4: Tập huấn, hướng dẫn người trồng dừa ở tỉnh Bến Tre cách trồng dừa theo phương pháp hữu cơ và phát triển hệ thống xen canh giữa cây dừa và cây dược liệu và tầm quan trọng của sức khỏe đất đối với phát triển canh tác dừa bền vững.

-       Hoạt động 5: Tư vấn kỹ thuật cho một công ty địa phương khai thác dầu dừa xuất khẩu để phát triển các trang trại dừa hữu cơ, cũng như hệ thống canh tác xen canh giữa cây dừa và cây dược liệu.

Kết quả mong đợi

1. Cải thiện bộ dữ liệu về thực trạng canh tác dừa để cung cấp đầy đủ dữ liệu cho việc định hướng hệ thống canh tác hữu cơ và xen canh giữa cây dừa và cây dược liệu.

2. Công bố trong nước và quốc tế các kết quả nghiên cứu khoa học về hệ thống canh tác dừa ở tỉnh Bến Tre, Việt Nam.

3. Mở rộng danh tiếng ngành dừa của Bến Tre và Đồng bằng sông Cửu Long trong nước và quốc tế góp phần giúp ngành dừa đặc thù ở Bến Tre và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển lớn mạnh hơn.

4. Nâng cao kiến ​​thức và nhận thức của người trồng dừa ở tỉnh Bến Tre về cách trồng theo hệ thống canh tác hữu cơ và xen canh giữa cây dừa và cây dược liệu và tác động của các hệ thống canh tác này đến sức khỏe đất, sinh thái, môi trường, sử dụng đất hiệu quả, tăng thu nhập và lợi nhuận…

5. Tạo dựng và phát triển mạng lưới hệ thống canh tác dừa hữu cơ và xen canh trong tương lai cho tỉnh Bến Tre với sự tham gia của nhiều bên liên quan bao gồm các nhà khoa học, người trồng dừa, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

6. Giúp doanh nghiệp địa phương hiểu được lợi ích của hệ thống hữu cơ và xen canh trong trang trại dừa trong việc cải thiện sức khỏe đất, chất lượng môi trường, sinh thái và sức khỏe con người, thu nhập của nông dân và lợi nhuận của chính doanh nghiệp.

7. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên liên quan bao gồm nhà khoa học, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu dừa và người trồng dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre để phát triển hệ thống canh tác dừa bền vững.

Liên hệ

PGs. Ts. Nguyễn Khởi Nghĩa

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

MẠNG XÃ HỘI


Facebook
Youtube
Instagram

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 7

Hôm qua 270

Trong tuần 1400

Trong tháng 5716

Tất cả 34510