Hổ trợ giảm thiểu sử dụng các chất kháng sinh trong nuôi tôm ở Đồng bằng Sông Cửu Long (RAUS)

Tên chương trình / Dự án

Hổ trợ giảm thiểu sử dụng các chất kháng sinh trong nuôi tôm ở Đồng bằng Sông Cửu Long (RAUS)

Đơn vị tham gia

-        Trường Đại học Liege (ULG), Vương Quốc Bỉ

-        Trương Đại học Cần Thơ (CTU)

Đơn vị tài trợ

Wallonie-Bruxelles WBI, Vương Quốc Bỉ

Kinh phí thực hiện

59.500 EUR tương đương 1,6 tỉ đồng (chỉ tính riêng kinh phí của Trường Đại học Cần Thơ)

Thời gian thực hiện

Tháng 01/2022 - 12/2024

Chủ nhiệm

Gs. Marie-Louise Scippo (ULG)

PGs. Ts. Trần Minh Phú

Thành viên tham gia

Hợp phần do Trường Đại học Cần Thơ phụ trách:

-        PGs. Ts. Trần Minh Phú (Chủ nhiệm đề tài phía Việt Nam)

-        PGs. Ts. Đặng Thị Hoàng Oanh

-        PGs. Ts. Lê Quốc Việt

-        Ts. Nguyễn Quốc Thịnh

-        ThS. Lê Thị Ngọc Thanh (Thư ký)

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu của dự án nhằm giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh và tối ưu hóa việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, giảm nguy cơ tồn lưu kháng sinh trên sản phẩm tôm, góp phần phát triển nghề nuôi tôm bền vững ở Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể

-          Đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm thẻ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Việt Nam.

-          Xác định các thông số dược động học của các kháng sinh phổ biến sử dụng trong nuôi tôm thẻ.

-          Xác định mức độ kháng kháng sinh và tính mẫn cảm của vi khuẩn gây bệnh thông thường trong nuôi tôm.

-          Dựa trên dữ liệu về dược động học và kháng kháng sinh, xác định loại kháng sinh nào cần sử dụng và điều kiện sử dụng tối ưu để điều trị bệnh trên tôm.

-          Phổ biến kết quả nghiên cứu cho các bên liên quan (người nuôi tôm, các bên liên quan, cơ quan quản lý, nhà khoa học) về việc sử dụng hiệu quả và làm giảm sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm ở ĐBSCL

 

Các hoạt động

-        Khảo sát hiện trạng sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm thẻ ở ĐBSCL.

-        Xác định các thông số dược động học và thời gian ngưng sử dụng của các kháng sinh sử dụng phổ biến trong nuôi tôm.

-        Xác định tính kháng kháng sinh và sự nhạy cảm của mầm bệnh (Vibrio spp.) gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm.

-        Xây dựng và xác nhận quy trình chuẩn hóa để sử dụng hiệu quả kháng sinh trong nuôi tôm và phổ biến kết quả nghiên cứu.

-        Công bố và phổ biến các kết quả nghiên cứu

Kết quả mong đợi

-        Báo cáo về hiện trạng sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm thẻ ở ĐBSCL.

-        Cơ sở dữ liệu về các thông số dược động học và thời gian ngưng sử dụng của các kháng sinh sử dụng phổ biến trong nuôi tôm.

-        Cơ sở dữ liệu về tính kháng kháng sinh và sự nhạy cảm của mầm bệnh (Vibrio spp.) gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm.

-        Quy trình chuẩn hóa để sử dụng hiệu quả kháng sinh trong nuôi tôm và phổ biến kết quả nghiên cứu.

Liên hệ

PGs. Ts. Trần Minh Phú

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

MẠNG XÃ HỘI


Facebook
Youtube
Instagram

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 123

Hôm qua 446

Trong tuần 1700

Trong tháng 11252

Tất cả 28109