Tên chương trình/Dự án |
Phân tích nhu cầu các chiến lược tổng hợp quản lý rủi ro tài nguyên nước khu vực ASEAN trong điều kiện khí hậu không ổn định (COP26)
|
Đơn vị tham gia |
Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Southampton, Anh Trường Đại học Kyoto, Nhật Bản Trường Đại học Chulalongkorn, Thái Lan Trường Đại học Newcastle, Anh |
Đơn vị tài trợ |
Tổ chức Hội đồng Anh (Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021-COP26) |
Tổng kinh phí
Thời gian thực hiện |
49.897 Bảng Anh (Kinh phí cấp cho nhóm nghiên cứu Đại học Cần Thơ: 9.500 Bảng Anh) |
12 tháng (từ tháng 4/2021 đến ngày 3/2022) |
|
Chủ nhiệm
Đồng chủ nhiệm
Thành viên |
GS. TS. Craig Hutton |
GS. TS. Yasuto Tachikawa PGS. TS Văn Phạm Đăng Trí TS. Anurak Sriariyawat |
|
GS. TS. Andy Cundy Ông Christopher Hill PGS. TS. Jasmin Godbold GS. TS. Martin Solan TS. Rebecca Spake PGS. TS. Tomohiro Tanaka Ông Youngkyu Kim Bà Aakanchya Budhathoki PGS. TS. Misuzu Asari Bà Yuka MUKAI TS. Phan Kiều Diễm TS. Piyatida Ruangrassamee Bà Chidsumon Sasirat TS. Andrew Henderson TS. Christopher Hackney TS. Alistair Ford TS. Magdalena Smigaj TS. Claire Walsh TS. Oliver Hensengerth |
|
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu cụ thể |
- Tổng quan được các tài liệu về rủi ro tài nguyên nước, lũ lụt hiện có tại các lưu vực nghiên cứu. - Đánh giá tổng quan các mô hình đang được sử dụng và chính sách liên quan đến quản lý rủi ro tài nguyên nước ĐBSCL - Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố rủi ro chính bao gồm nguy cơ, sự phơi nhiễm và tính tổn thương và ảnh hưởng của nó đến kinh tế- xã hội và sinh kế của người dân vực nghiên cứu. |
- Tổng quan các chính sách, tài liệu chính về lũ lụt và quản lý rủi ro tài nguyên nước do biến đổi khí hậu ở hai khu vực nghiên cứu: Thái Lan (lưu vực sông Chao Phraya) và Việt Nam (lưu vực sông Mekong). - Kiểm tra mức độ sẵn có của các dữ liệu về sinh thái, xã hội- vật lý, các mô hình tính toán phân tích và quản lý rủi ro tài nguyên nước, lũ lụt ảnh hưởng bởi khí hậu. - Đưa ra một mô hình quan hệ rủi ro bao gồm: nguy cơ (xác suất, độ lớn, thời gian), sự phơi nhiễm không gian (vị trí của quần thể, tài sản, cơ sở hạ tầng) và tính dễ tổn thương (giới tính, tuổi tác, sự nghèo đói, sinh kế, mức độ nhạy cảm và năng lực thích ứng) để đánh giá tác động kinh tế - xã hội và sinh kế ở khu vực nông thôn và các thành thị, tập trung vào các nhóm đối tượng đang bị thiệt thòi. - Xây dựng tài liệu tóm tắt chính sách phục vụ cho COP26. |
|
Nội dung |
- Tổng quan tài liệu về các rủi ro có liên quan đến tài nguyên nước ĐBSCL, về mức độ phơi nhiễm của con người, tài sản và cơ sở hạ tầng đối với các mối nguy liên quan đến nguồn nước thông qua đối chiếu các bộ dữ liệu không gian tại các địa phương, bao gồm sử dụng đất, dân số, hoạt động kinh tế và cơ sở hạ tầng (mạng lưới giao thông, nước, năng lượng). - Tổng quan các mô hình thủy văn như ngập lụt, hạn hán và chất lượng nước phục vụ dự đoán mức độ của các hiểm họa liên quan đến nước trong các lưu vực nghiên cứu theo các kịch bản biến đổi khí hậu. - Tổng quan các chính sách có liên quan đến tài nguyên nước vùng ĐBSCL. - Tổ chức các buổi hội thảo nhằm chia sẽ và tổng hợp các bên có liên quan về các rủi ro liên quan tài nguyên nước. |
Kết quả mong đợi |
- Báo cáo phân tích mức độ sẵn sàng hiện có của cơ sở dữ liệu, mô hình hóa và các chính sách có liên đến tài nguyên nước ở nghiên cứu (sông Mekong). - Phân tích các lỗ hổng cần quan tâm khi đối chiếu hiện trạng nghiên cứu các rủi ro, với các mô hình, cơ sở dữ liệu và các chính sách đang được thực thi ở ĐBSCL nhằm làm cơ sở cho các đề xuất về chiến lược tài nguyên nước. - Nội dung tóm tắt chính sách cho bài thuyết trình tại Hội đồng Anh. |
Địa chỉ liên hệ |
PGS. TS. Văn Phạm Đăng Trí Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ Khu 2, đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. |