Hợp tác giữa Trường Đại học Cần Thơ và Tập đoàn Takesho, Nhật Bản

Lời tựa

Ở góc chuyên đề này, chúng tôi muốn đăng tải và giới thiệu các hình mẫu thành công trong hợp tác đa ngành giữa ngành công nghiệp- chính quyền-trường đại học ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới đây. Trường hợp đầu tiên cần được ghi nhận đó là mô hình hợp tác giữa công ty Takesho Food của Nhật Bản, Trường Đại học Cần Thơ (CTU) và Thành phố Cần Thơ. Công ty Takesho Food, là công ty thương mại liên quan trong mảng thực phẩm có trụ sở chính được đặt tại Thành phố Niigata ,Nhật Bản, nhận thấy khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng cao trở thành trung tâm công nghiệp về chế biến thực phẩm với CTU là hạt nhân, vì thế từ tháng 1 năm 2019 đã cùng với CTU bắt đầu dự án nghiên cứu và phát triển với mục tiêu sử dụng hiệu quả nguồn lương thực của Đồng bằng sông Cửu Long và phát triển thành công sản phẩm bột gạo đa tính năng. Nhận được sự hỗ trợ của CTU, với kho tri ​​thức phong phú và mạng lưới nhân sự mạnh mẽ,cùng với mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương cũng như với các doanh nghiệp trong khu vực, công ty Takesho Food, đã đầu tư khoảng 8 triệu đô la Mỹ để thành lập và xây dụng nhà máy tại Thành phố Cần Thơ,và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2022. Sau đây, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của ông Tanaka, chủ tịch công ty Takesho Food, và giáo sư Toàn, hiệu trưởng Trường ĐHCT, trong buổi lễ khai trương nhà máy được tổ chức vào ngày 7 tháng 6 năm 2022.

 Lời Phát biểu:Công ty Cổ Phần TAKESHO-Ông Toshinao Tanaka

 Như vừa được giới thiệu, tôi tên là TANAKA thuộc công ty cổ phần TAKESHO. Hôm nay tôi rất biết ơn quý vị khách quý, quý vị đại biểu đã dành thời gian quý báu đến tham dự buổi lễ khánh thành nhà máy TAKESHO FOOD VIỆT NAM.

 

Tôi rất vui mừng và cảm kích khi đón nhận những lời chúc tốt đẹp của các quý vị đại biểu:

Đại sứ Vũ Hồng Nam - Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản

Ông NOBUHIRO WATANABE - Tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP HCM

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ

Giáo sư Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đồng thời cảm thấy quyết tâm hơn trong việc phát triển ngày càng trường tồn của dự án này.

 

 

Ngoài ra chúng tôi còn nhận được đoạn Video chúc mừng rất tuyệt vời của ông HANAZUMI HIDEYO thống đốc tỉnh NIGATA. Cùng với việc thúc đẩy phát triển ngành chế biến thực phẩm, chúng tôi cũng mong muốn trở thành chiếc cầu nối giữa đồng bằng sông Cửu Long với quê hương chúng tôi là tỉnh NIIGATA.

 

Hôm nay, chúng tôi có thể tiến hành buổi lễ khánh thành nhà máy như thế này tất cả là nhờ sự đóng góp và hỗ trợ hết mình của các vị lãnh đạo, sở ban ngành, trường đại học của cả hai nước Việt -Nhật. Từ trong sâu thẳm là sự cảm ơn sâu sắc nhất và dâng trào cảm xúc tới tất cả các quý vị đại biểu.

 

Trong bối cảnh đầu năm 2020 khi đại dịch Virus Corona lan rộng, cả nước tiến hành biện pháp cách ly nghiêm ngặt, mọi người ai cũng lo sợ bị lây nhiễm, quý công ty MAEDA VIETNAM và các nhà thầu Việt Nam đã vượt qua hết các khó khăn đó, hoàn thành việc xây dựng nhà máy; quý công ty HYDRO POWTEC JAPAN và các công ty liên quan lắp đặt thiết bị đã chỉ đạo chạy thử nghiệm dây chuyền cho nhà máy. Chúng tôi thành thật gửi lời cảm ơn ông KOJI TODA-tổng giám đốc công ty MAEDA VIETNAM, người vừa có bài phát biểu chúc mừng- cùng các nhà thầu xây dựng; Tôi cũng xin gửi lời cám ơn ông MASAZUMI KUMAZAWA, Tổng Giám Đốc cty HYDRO POWTEC JAPAN và các đơn vị liên quan.

 

Nhờ đó mà vào tháng 4 năm nay chúng tôi đã nhận được chứng nhận HACCP -Chứng nhận về quản lí an toàn thực phẩm, và chúng tôi xin thông báo tới quý vị nhà máy bắt đầu đi vào vận hành từ tháng 5 này. Chúng tôi xin được gửi lời cám ơn sâu sắc.

 

Hôm nay, nhân buổi lễ này tôi xin được trình bày lại quá trình cty cổ phần TAKESHO đầu tư dự án vào Việt Nam và mục đích của việc đầu tư dự án tại Việt Nam.

 

Trước đó, xin cho phép tôi giới thiệu sơ lược về công ty TAKESHO ở Nhật Bản. TAKESHO được thành lập vào năm 1960, bắt đầu là công ty thương mại chuyên về thực phẩm ở tỉnh NIGATA. Chúng tôi cung cấp các thuốc thử, máy phân tích,bao bì,nguyên liệu thực phẩm lý hoá dùng trong việc nghiên cứu phát triển, kiểm định, máy đóng gói, vật liệu bao bì, nguyên vật liệu phụ trong thực phẩm, …cho các công ty trong lĩnh vực thực phẩm ở tỉnh NIGATA.

 

Khoảng 30 năm trước, chúng tôi bắt đầu cung cấp bột trộn gia vị (Seasoning), dần dần nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển ,năng lực sản xuấtđể trở thành một công ty thương mại độc đáo tập trung  mở rộng đối tượng khách hàng ra trên toàn Nhật Bản.

 

Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành dự án nghiên cứu liên quan đến đề tài “Khoa học hóa độ ngon” (tức là đo lường khách quan và số hoá “độ ngon" bằng cách kết hợp đánh giá cảm quan và đánh giá qua các thiết bị phân tích đo lường. Đối với các công ty thực phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng tôi cung cấp các bột trộn gia vị riêng biệt (gọi là seasoning), góp phần hỗ trợ khách hàng trong việc phát triển sản phẩm.

 

Ngoài ra, với thế mạnh về kỹ thuật sản xuất, bột, với nhiều kinh nghiệm pha trộn cũng như xả liệu các loại sản phẩm dạng bột chất lượng cao, chúng tôi nhận gia công sản xuất cũng như cùng khách hàng nghiên cứu phát triển đa dạng nhiều sản phẩm như thức uống protein dạng bột, các loại bột làm bánh tráng miệng, bột trộn gia vị…

 

Hơn nữa, để ứng phó vấn đề lãng phí thực phẩm-Food Lose, hiện nay nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm đang thực hiện các biện pháp cải tiến về nguyên liệu,bao bì,công nghệ…sử dụng các thiết bị phẩn tích để đánh giá khách quan kết quả thử nghiệm từ đó kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm.

 

Tiếp theo tôi xin trình bày quá trình đầu tư dự án tại Việt Nam.

 

Nói 1 cách thật lòng thì phần nhiều nằm ở lý do cá nhân tôi. Khoảng 40 năm trước lúc còn là sinh viên khi lựa chọn chuyên ngành, tôi đã phân vân rất nhiều giữa lịch sử Hungary và lịch sử Việt Nam là đại diện hai nước trong khối Xã Hội Chủ Nghĩa và kết quả cuối cùng tôi đã chọn chuyên ngành lịch sử Hungary trong sự phân vân. Từ đó trở đi ở 1 nơi nào đó trong trái tim tôi đã xuất hiện sự tồn tại của Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp tôi vào làm trong cty tư vấn đầu tư ,sau đó sau khi làm việc ở trong công ty tài chính , tôi đã vào làm công ty TAKESHO mà bố tôi đang quản lí. Kể cả lúc đó tôi vẫn còn vương vấn suy nghĩ muốn một ngày nào đó được làm công việc gì đó có liên quan đến Việt Nam.

 

Trong lúc tôi vẫn còn suy nghĩ 1 lúc nào đó sẽ đầu tư vào Việt Nam, thì vào hè năm 2013 tôi có nói chuyện với 1 sinh viên Việt Nam, lúc đó đang là sinh viên của trường đại học khoa học kỹ thuật NAGAOKA và tham gia thực tập tại TAKESHO. Và sau đó tháng 4 năm 2014 sinh viên này đã vào công ty chúng tôi. Nhân viên này có năng lực tiếng Nhật tốt, có tố chất kinh doanh, và đồng cảm với triết lý daonh nghiệp “bó hoa ẩm thực” của chúng tôi. Nếu nói nhờ gặp cậu ấy mà tôi mới có cơ duyên đầu tư vào Việt Nam thì cũng không phải là nói quá. Và cậu ấy chính là người hiện đang đứng cạnh tôi phiên dịch cho tôi hôm nay.

 

Thành phố Cần Thơ và tỉnh NIGATA có rất nhiều điểm chung. Đều nằm gần cửa sông của 1 con sông lớn, được thiên nhiên ưu đãi về nông thuỷ sản,tập trung nhiều công ty chế biến thực phẩm. Vào tháng 7 năm 2018 chúng tôi đã mời 4 thầy cô của truòng Đại học Cần Thơ đếnthăm công ty và tỉnh NIGATA và đến tận bây giờ tôi vẫn còn ấn tượng về việc các thầy cô đã nói “Nơi này giống Cần Thơ quá nhỉ ” khi các thầy cô thăm quan  phòng viễn vọng nơi mà có thể nhìn hết được sông SHINANO, song AGANO và phong cảnh điền viên rộng lớn của tỉnh NIGATA.

 

Đối với tỉnh NIGATA, Trường Đại Học Niigata và nhiều trường đại học cũng như viện nghiên cứu đã đóng vai trò to lớn trong việc nâng cao trình độ kỹ thuật cho nhà máy sản xuất bánh gạo, sản xuất bánh dày (Mochi), sản xuất chả cá (Kamaboko) trong tỉnh.

 

Còn ở Thành phố Cần Thơ cũng như khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thì trường đại học Cần Thơ (gọi tắt là CTU) có vai trò rất quan trọng. Kể từ khi nhận ra vai trò đó tôi đã nhận ra vai trò của trường đại học Cần Thơ, tôi đã hình dung và suy nghĩ trong đầu là trường đại học Cần Thơ sẽ là hạt nhân kết nối và nâng cao năng lực cạnh tranh củacác xí nghiệp chế biến thực phẩm ở đồng bằng sông cửu Long,từ đó hình thành “Thung lũng thực phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long”.

 

Ý tưởng này của tôi xuất phát từ việc tôi có được đọc về ý tưởng “Thung lũng thực phẩm NIGATA” của Giáo sư UEYAMA SHINICHI thuộc đại học Tư Thục KEIO khi đảm nhiệm Viện trưởng viện nghiên cứu chính sách đô thị tỉnh NIGATA giai đoạn 2007-2014.

 

Trong lúc đó, tôi may mắn nhận được lời mời tua thăm quan của cô TOMIYAMA- phó hiệu trưởng trường đại học JIGYO SOUZOU, và vào tháng 10 năm 2017 tôi có cơ hội được thăm trường đại học Cần Thơ lần đầu tiên. Khi đó,tôi ngẫu nhiên được gặp thầy Trần Trung Tính- phó hiệu trưởng. Sau khi nghe tôi trình bày về tình hình tỉnh NIGATA và vai trò của các công ty B2B như TAKESHO thì thầy Trần Trung Tín rất quan tâm và giới thiệu tôi với thầy Hiệu Trưởng Hà Thanh Toàn và nguyên phó hiệu trưởng thầy Lê Việt Dũng. Sau đó câu câu chuyện cứ thế phát triển thêm và tới tháng 2 năm 2018, cùng với công ty HYDRO POWTEC JAPAN-là công ty có kĩ thuật độc đáo trong việc nâng cao giá trị nguyên liệu, chúng tôi đã cùng ký biên bản ghi nhớ 3 bên trong hợp tác nghiên cứu.

 

 

Trong quá trình này, nhân viên người Việt Nam đã làm việc ở cty TAKESHO năm thứ 5, cậu ấy đã thuyết trình bằng tiếng Việt triết lý doanh nghiệp “bó hoa ẩm thực”và đã nhận được sự đồng cảm từ các các thầy cô tham dự. Ngoài ra, lúc này tổ chức JICA cũng đang trong quá trình thực hiện dự án nâng cấp trường đại học Cần Thơ (Phase I) vì thế chúng tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và hỗ trợ từ các quý vị trong dự án JICA tại CTU, thầy ARIE- Phó hiệu trưởng của trường đại học Công -Nông Tokyo cũng như các quý vị trong các trường đại học ở Nhật Bản. Nhân dịp này xin cho tôi được tỏ lòng biết ơn đến tất cả quý vị.

 

Sau đó, từ tháng 1 năm 2019 chúng tôi bắt đầu hợp tác nghiên cứu với trường đại học Cần Thơ. Một nhân viên đã làm việc ở cty năm thứ 3 đã trở thành nhân viên đầu tiên của TAKESHO được cử sang Việt Nam, và làm việc tại trường đại học Cần Thơ. Mặc dù xuất phát trong nhiều lo lắng nhưng với việc ứng dụng làm bột gạo đa tính năng trên chủng loại gạo Việt Nam, phát triển gia vị bột tôm bằng việc tận dụng đầu và vỏ tôm đã thu được kết quả khả quan so với dự tính; đồng thời chúng tôi cũng nhận thấy nhu cầu gia công (OEM) của bột trộn, nên chúng tôi đã quyết định bước thêm 1 bước là đầu tư xây dựng nhà máy với tổng vốn đầu tư 8 triệu đôla.

 

Trong thời gian này, Thầy Toàn hiệu trưởng,thầy Dũng phó hiệu trưởng cùng các thầy cô Trường đại học Cần Thơ đã giúp đỡ  chúng tôi rất nhiều. Từ việc giải thích những đặc trưng của nguyên liệu nông thuỷ sản vùng đồng bằng sông Cửu Long , phương pháp thu mua, giới thiệu các công ty cung ứng,đối tác doanh nghiệp và giới thiệu UBND TP cần Thơ cũng như các cơ quan ban ngành của TP Cần Thơ… Trong hợp tác nghiên cứu, chúng tôi nhận được nhiều kiến thức rộng lớn của các thầy cô khoa thuỷ sản và nông nghiệp; nhận được những góp ý mang tính học thuật dựa vào những kết quả nghiên cứu quá khứ; nhờ đó đã mang đến những cộng hưởng tốt đẹp trong hợp tác nghiên cứu.

 

Sau đó lần lượt 6 nhân viên biệt phái từ TAKESHO (Tỉnh Niigata) sang Việt Nam. Tất cả đã cố gắng vượt qua điều kiện cách ly nghiêm ngặt, và phải hoàn thành hàng núi công việc từ việc xây dựng nhà máy,việc nhập và lắp đặt máy móc,quy trình vận hành thử nhà máy …Mặc dù trong điều kiện khó khăn đó, tất cả các thành viên của TFV (TAKESHO FOOD Viet Nam) đã chung sức,đồng lòng như một sợi dây gắn kết bên chặt. Và tôi nghĩ rằng điều này chắc chắn sẽ là sức mạnh của chúng tôi để phát huy thế mạnh này trong tương lai.

 

Tiếp theo tôi xin được trình bàylí do taị sao lại đầu tư dự án này.Đó cũng chính là mục đích của TAKESHO FOOD Viet Nam (TFV). Mục đích kinh doanh của TFV bao gồm 3 mục đích như sau:

 

Thứ nhất:Thúc đẩy việc phát triển thung lũng thực phẩm của đồng bằng sông cửu long.

Phối hợp với Project SDMD (Sustainable Development for Mekong Delta) mà đại học Cần Thơ và tổ chức JICA đang tiến hành, Chúng tôi đóng góp cùng trường đaị học Cần Thơ là hạt nhân,xây dựng thung lũng thực phẩm đồng bằng sông cửu long là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp chế biến thực phẩm, từ đó góp phần cùng nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng khu vực.

 

Chúng tôi tin tưởng rằng, thông qua mô hình kinh doanh B2B như TAKESHO với kinh nghiệm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát trển sản phẩm cũng như cải tiến chất lượng sẽ là phương thức hiệu quả góp phần thắt chặt mối liên kết giữa CTU (Đại Học Cần Thơ) và các doanh nghiệp thực phẩm tại địa phương ngày càng bền chặt hơn nữa.

 

Thứ 2 là hiện thực hoá quan điểm “Không coi sự nuôi dưỡng nhân tài là công cụ mà phải coi là đích đến ”.

Tư duy cốt lõi của triết lí doanh nghiệp “bó hoa ẩm thực ” của TAKESHO, là “Không coi nhân tài(Sự phát triển của nhân viên) là công cụ kinh doanh, mà luôn coi phát triển nhân tài là mục đích kinh doanh” ,“Ưu tiên sự phát triển của nhân tài hơn là lợi ích kinh doanh ngắn hạn”. Đầu tiên, triết lý kinh doanh này sẽ được chia sẻ với các nhân viên của TFV (Takesho Food Viet Nam),cùng hướng đến sự phát triển cả về mặt nhân cách và kết quả nhận lại được là sự phát triển kinh doanh của TFV.

 

TAKESHO định nghĩa sự trưởng thành của nhân tài là: việc trở thành người có động cơ tự phát, tự suy nghĩ, tự hành động và cống hiến cho người khác. Khi càng cống hiến cho người khác càng nhiều thì sẽ càng trưởng thành hơn, và trong quá trình đó bản thân sẽ càng cảm thấy sự hữu ích, càng khẳng định được bản thân và càng cảm thấy hạnh phúc hơn. Những con người như thế này sẽ là 1 bông hoa, sẽ hợp sức với nhau, đoàn kết cấu thành 1 bó hoa dành tặng cho quý khách hàng ,cho xã hội, đó chính tư duy của triết lý “Bó hoa ẩm thực”. Thông qua các hoạt động kinh doanh của TFV, chúng tôi muốn hiện thực hóa triết lý cùng các bạn trẻ Việt Nam tràn đầy nhiệt huyết, lý luận vững vàng, không hối tiếc cho những nỗ lực bỏ ra.

 

Mục đích thứ 3 là hiện thực hóa tư duy đồng sáng tạo (cùng nhau tạo ra) cùng quý đối tác

TAKESHO đã dành nhiều công sức cho các hoạt động đồng sáng tạo với các cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp tại Nhật Bản để cùng nhau sáng tạo ra những giá trị mới. Kết quả là các dự án đang tiến hành như : phát triển thị trường thực phẩm protein, đồng hành xúc tiến dự án thức ăn dinh dưỡng chăm sóc người cao tuổi, thực thi ,hiện thực hóa phát triển sản phẩm của đề tài “Khoa học hóa độ ngon”.

 

 

Để làm thành công hoạt động đồng sáng tạo, thì phương châm của doanh nghiệp cần phải thật lòng và cởi mở. Nhưng điều quan trọng hơn là từng nhân viên trực tiếp đảm nhiệm các hoạt động đó phải cảm thấy ham muốn và phát huy hết mình ; nghĩa là phải thật sự từ trong lòng muốn cống hiến cho người khác, làm cho người khác dù là người xa lạ cũng thấy đồng cảm và muốn cùng làm việc để đồng sáng tạo. Để được như vậy thì phải làm được mục đích thứ 2 tôi đã trình bày ở trên, đó là hiện thực hóa triết lí “Không coi nhân tài là công cụ kinh doanh, mà phải coi nhân tài là mục đích kinh doanh ,“Ưu tiên sự phát triển của nhân tài hơn là lợi ích kinh doanh ngắn hạn”.

 

Trường đại học Cần Thơ vừa là cơ quan giáo dục cũng vừa là cơ quan nghiên cứu đại diện cho đồng bằng sông Cửu Long. Dựa vào các hoạt động đồng sáng tạo với đại học Cần Thơ, chúng tôi muốn xây dựng mối quan hệ tin tưởng với các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp của đồng bằng sông cửu long và toàn Việt Nam dựa trên sự chia sẻ triết lý doanh nghiệp cũng như mục tiêu hướng tới. Với suy nghĩ như thế,chúng tôi mong muốn ngày càng đẩy mạnh các hoạt động tổ chức thực tập với trường đại học Cần Thơ trong việc hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

 

Cuối cùng cho tôi 1 lần nữa xin được gửi lời cám ơn sâu sắc đến quý vị khách mời, quý đại biểu đã tham gia buổi lễ của chúng tôi. Và cũng cho phép tôi được gửi lời cám ơn đến những nhân viên của TFV, các đơn vị liên quan trong công tác chuẩn bị và tiến hành buổi lễ ngày hôm nay. Kính chúc quý vị đại biểu, quý khách mời nhiều sức khoẻ và thành công. Xin trân trọng cảm ơn.

 

Phát biểu của GS Hà Thanh Toàn  - Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ tại Lễ Khánh thành Nhà máy thực phẩm Takesho

 

  • Kính thưa:
  1. Ông Vũ Hồng Nam – Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
  2. Ông Nobuhiro Watanabe – Tổng Lãnh Sự Quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh
  3. Ông Murooka Naomichi – Phó Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam
  4. Ông Nguyễn Văn Hồng – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP. Cần Thơ
  5. Ông Toshinao Tanaka – Chủ tịch Công ty TNHH Thực phẩm Takesho Việt Nam
  6. Ông Masazumi Kumazawa – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hydro PowerTech
  7. Ông Noriyasu Onoma – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Takesho Việt Nam.
  • Kính thưa toàn thể Quý khách
  • Thay mặt Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT), tôi xin bày tỏ niềm vinh dự và chúc mừng khi có mặt tại Lễ khai trương nhà máy thực phẩm của Công ty TNHH Thực phẩm Takesho Việt Nam ngày hôm nay
  • Kính thưa quý khách, Trường ĐHCT với 56 năm hình thành và phát triển, hiện là cơ sở đào tạo Đại học và Sau Đại học, trọng điểm của Nhà nước và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật của vùng. Nhiệm vụ chính của Trường ĐHCT là đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong vùng.
  • Hiện nay, Trường ĐHCT đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực trên 45,000 sinh viên. Song song với công tác đào tạo, ĐHCT đã tham gia tích cực vào các chương trình nghiên cứu khoa học ứng dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa và xã hội cho vùng và cả nước.
  • Đồng hành với sự phát triển của ĐHCT, trong những năm qua, nhiều đối tác chiến lược Quốc tế đã hợp tác với Trường thực hiện nhiều chương trình, dự án Quốc tế nhằm hỗ trợ cho cộng đồng ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng.
  • Bên cạnh đó, Trường ĐHCT cũng đã phối hợp với nhiều đối tác Quốc tế để thực hiện các nghiên cứu mang tính thực tiễn và thương mại cao. Hợp tác với Công ty TNHH thực phẩm Takesho là một mẫu tiêu biểu cho hình thức hợp tác này.
  • Năm 2018, ĐHCT đã chính thức ký kết hợp tác với Công ty TNHH thực phẩm Takesho và công ty TNHH Hydro PowerTech Japan để triển khai các nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến sản phẩm bột từ vỏ đầu tôm, sản phẩm bột từ phụ phẩm cá tra bằng công nghệ thủy phân sử dụng máy ép bột.
  • Công ty TNHH thực phẩm Takesho đã đầu tư tại Trường ĐHCT hệ thống trang thiết bị phục vụ nghiên cứu trị giá hơn 1,000,000$. Kết quả từ hợp tác nghiên cứu này là những thành công bước đầu mang sản phẩm nghiên cứu có thể thương mại hóa góp phần giải quyết đầu ra cho nông thủy sản của vùng ĐBSCL.
  • Đây là mô hình hợp tác giữa Trường ĐHCT và doanh nghiệp, tiêu biểu sản phẩm nghiên cứu mang lại các giá trị được triển khai sản xuất và thương mại hóa ngay.
  • Hôm nay, trong không khí long trọng, Trường ĐHCT xin cảm ơn Công ty TNHH thực phẩm Takesho và cũng xin chúc mừng Công ty Takesho đã xây dựng nhà máy đầu tiên ở Việt Nam, nhà máy Công ty TNHH thực phẩm Takesho Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng trong sự phát triển của quý Công ty, tạo tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo ngày càng vững mạnh hơn.
  • Trường ĐHCT cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Takesho trong xây dựng và phát triển, chúng tôi hy vọng rằng quý Công ty sẽ luôn là đối tác chiến lược và mối quan hệ hợp tác giữa hai bên được ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.
  • Tôi cũng thay mặt Trường ĐHCT xin cám ơn Chính phủ Nhật Bản và các đối tác của Nhật Bản đã hỗ trợ ĐHCT trong suốt thời gian vừa qua.
  • Cuối lời, thay mặt cho ĐHCT một lần nữa, tôi xin kính chúc Công ty ngày càng thắng lợi, phát triển và thành công.
  • Kính chúc Quý vị dồi dào sức khỏe và thành đạt. Xin trân trọng cám ơn và kính chào quý vị

THÔNG TIN LIÊN HỆ 


Văn phòng tại Trường Đại học Cần Thơ
Khu II, Đường 3/2, P. Xuân Khánh, Ninh Kiều
Điện thoại: 02923 830428

Email: sdmd2045@ctu.edu.vn

 

LƯỢT TRUY CẬP


Hôm nay 55

Hôm qua 118

Trong tuần 437

Trong tháng 3349

Tất cả 69067