Page 223 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 223

có trên 60 sản phẩm và quy trình công nghệ đã chuyển giao và sẵn sàng
          chuyển giao vào sản xuất như: quy trình và sản phẩm phân hữu cơ từ các
          nguyên liệu chính như phân cá tra, cá chết trong quá trình nuô; công nghệ sản
          xuất xoài cát Hòa Lộc theo hướng Global GAP; phát triển các mô hình sản
          xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững (lúa, màu, rau, nấm rơm, cây ăn trái,
          thủy sản, chế biến); quy trình chăn nuôi động vật hoang dã (gà sao, thỏ, rắn
          rivoi...), động vật hiếm; quy trình và sản xuất trứng Artemia (thức ăn cho ấu
          trùng tôm, cua); quy trình nuôi trồng thủy sản nước ngọt (thát lát còm, cá lóc,
          sặc rằn, tôm càng xanh,…); mô hình nuôi tôm sú và tôm càng xanh trong
          ruộng lúa theo tiêu chuẩn GAP; quy trình ứng dụng mã nguồn mở cho hệ
          thống thông tin địa lý trong giảng dạy và nghiên cứu về quản lý tài nguyên
          thiên nhiên; các giải pháp về công nghệ thông tin,...
               Thành quả quan trọng trong kết quả NCKH và CGCN là đã áp dụng các
          tiến bộ Khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi và nhất là cải thiện độ
          phì nhiêu đất đai, phòng chống dịch bệnh trong sản xuất lúa, nuôi trồng thủy
          sản góp phần quan trọng cho phát triển nông – ngư nghiệp ổn định ở ĐBSCL.
          Ngoài ra, các mô hình canh tác lúa với cây trồng cạn và nuôi trồng thủy sản
          kết hợp được thực hiện thành công, phù hợp với điều kiện và tập quán canh
          tác vùng ĐBSCL đã được chuyển giao, các công trình này đã và đang đóng
          góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng ĐBSCL. Các hoạt
          động NCKH của nhà trường đã và đang góp phần vào sự nghiệp công nghiệp
          hoá, hiện đại hoá, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
          cho người dân vùng ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập quốc tế và thích ứng với
          biến đổi khí hậu toàn cầu.

               Những năm gần đây, mối quan hệ giữa Trường với các tỉnh thành vùng
          ĐBSCL ngày càng được thắt chặt, sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau ngày càng đi
          vào chiều sâu và thiết thực thông qua ký kết hợp tác toàn diện về nghiên cứu
          khoa học và đào tạo đến tận các cấp quận/huyện/thị xã, đã góp phần quan
          trọng giúp nhà trường hoàn thành sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có trình
          độ cao và nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo và chuyển
          giao công nghệ đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội vùng
          ĐBSCL và cả nước.

               Thông qua các chương trình hợp tác, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật
          được chuyển giao cho sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế to lớn và thiết thực
          cho bà con nông dân. Nhiều sản phẩm do trường sản xuất từ kết quả nghiên
          cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học vào phục vụ sản xuất trong nông
          nghiệp góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL.

                                                                                209
   218   219   220   221   222   223   224   225   226   227   228