Page 226 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 226

Trong giai đoạn đổi mới đất nước, Trường đã đẩy mạnh mở rộng hợp
          tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học nhằm mở rộng quy mô của Trường,
          nâng cao năng lực giảng viên, năng lực nghiên cứu khoa học và đào tạo, đáp
          ứng nhu cầu vô cùng cấp bách về nguồn lực để phục vụ phát triển kinh tế - xã
          hội trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế của Nước nhà. Trong giai
          đoạn này, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học của Trường phát triển
          vượt bậc, với nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển nhà trường
          cũng như trong phục vụ công đồng. Năm 1984, thông qua hợp tác quốc tế với
          tài trợ từ khối cộng đồng Châu Âu (EC), Trường đã du nhập dòng Artemia ở
          vịnh San Francisco (Hoa Kỳ) để tiến hành thí nghiệm và xây dựng quy trình
          nuôi thành công tại vùng ruộng muối ven biển tại Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và
          Bạc Liêu, sau đó nhân rộng mô hình cho nhiều nông dân. Artemia được nuôi
          theo mô hình đã tạo thành thương hiệu có chất lượng cao nhất thế giới, cung
          cấp cho thị trường trong và ngoài nước trong lĩnh vực nuôi tôm. Một thành
          tựu hợp tác quốc tế khác có tầm tác động to lớn đến vùng ĐBSCL đó là Dự
          án cá trơn châu Á (Catfish Asia) được tài trợ bởi Cộng đồng Châu Âu với sự
          tham  gia  của  tổ  chức  từ  4  quốc  gia  là  Pháp,  Bỉ,  Indonesia  và  Việt  Nam
          (Trường ĐHCT phối hợp thực hiện với Công ty AGIFISH An Giang). Dự án
          đã thành công lớn trong việc nuôi vỗ và kích thích sinh sản nhân tạo và ương
          nuôi cá tra bột, cá tra giống.

               Trong những năm gần đây, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tác động
          mạnh mẽ đến giáo dục đại học, trong đó có nghiên cứu khoa học. Trường đã
          chủ động hợp tác với nhiều đối tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học. Ngoài
          những chủ đề về chuyên môn, Trường đã chủ động phối hợp với các tỉnh -
          thành trong vùng, định hướng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học
          nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách của vùng ĐBSCL, hỗ trợ cộng đồng,
          phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

               Bên cạnh hợp tác với các viện - trường và tổ chức chính phủ - phi chính
          phủ, Trường chủ động hợp tác doanh nghiệp quốc tế trong chiến lược hội
          nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học. Tiêu biểu là hợp tác với Yanmar
          Holding Nhật Bản và hợp tác với Công ty thực phẩm Takesho Nhật Bản.
          Trong hợp tác với Yanmar Holding Nhật Bản, Trường phối hợp nghiên cứu
          và thực nghiệm về máy móc trong nông nghiệp và các vấn đề liên quan đến
          sản xuất nông nghiệp, với nhiều máy móc nông nghiệp đã được nghiên cứu
          phù hợp với điều kiện Việt Nam, được thương mại và bán đến tay nông dân.
          Trong lĩnh vực thực phẩm, Trường đã hợp tác với Công ty thực phẩm Takesho
          - Nhật Bản nghiên cứu tận dụng phụ phẩm trong chế biến thủy sản để sản xuất


          212
   221   222   223   224   225   226   227   228   229   230   231