Page 222 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 222
trình phát triển kinh tế - xã hội quan trọng của địa phương như chương trình
khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam Bộ,
chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chương trình bảo vệ môi trường
và ứng phó với biến đổi khí hậu,… Hằng năm, nhà trường sử dụng các nguồn
kinh phí khác nhau, trong đó biến động từ 60-70% của tổng kinh phí cho hoạt
động KH&CN từ hợp tác với địa phương, doanh nghiệp và quốc tế.
Năng lực nghiên cứu khoa học và hiệu quả chuyển giao công nghệ
không ngừng được nâng cao, các đề tài/dự án khoa học công nghệ có tính liên
ngành được đẩy mạnh. Số lượng các đề tài, nội dung nghiên cứu có tính ứng
dụng cao hơn, công bố kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên tục gia
tăng. Đặc biệt, Trường đã chú trọng phát triển những lĩnh vực mới như kỹ
thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học giáo dục,... Chương trình hoạt
động khoa học công nghệ gắn với các địa phương và viện/trường trong nước
ngày càng phát triển mạnh. Bên cạnh đó, việc tiếp cận và tham gia thực hiện
các nhiệm vụ thuộc Quỹ Phát triển Khoa học công nghệ Quốc gia cũng góp
phần thúc đẩy phát triển lĩnh vực nghiên cứu cơ bản trong Trường nói riêng
và vùng ĐBSCL nói chung. Sự tham gia ngày càng nhiều các đề tài thuộc cả
lĩnh vực tự nhiên và xã hội càng nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu
khoa học của các giảng viên, nghiên cứu viên đem lại càng nhiều kiến thức
mới cho người học, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa
học của Trường. Các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ của nhà trường đã và đang góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho
người dân vùng ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập quốc tế và thích ứng với biến
đổi khí hậu toàn cầu.
Với định hướng phát triển của một trường đại học nghiên cứu, Trường
ĐHCT đã huy động nhiều nguồn lực, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của
các doanh nghiệp nhằm nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hoạt động
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Hoạt động chuyển giao công
nghệ của nhà trường với các tỉnh trong vùng ĐBSCL đã tập trung giải quyết
các vấn đề thực tế sản xuất như: bảo vệ thực vật, khảo nghiệm giống mới, sản
xuất giống nhân tạo tôm cá, cải tạo đất, cơ giới hóa nông nghiệp, công nghệ
sau thu hoạch, vệ sinh và nước sạch nông thôn, bảo vệ môi trường sản xuất,...
Thông qua các chương trình hợp tác, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được
chuyển giao cho sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế to lớn và thiết thực cho
người dân. Nhiều sản phẩm do trường sản xuất chính là từ kết quả của các
công trình nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học. Hiện tại, trường
208