Page 220 - Toan canh nguon nhan luc DBSCL va vai tro cua truong DHCT
P. 220

và công nghệ (KH&CN) được tiến hành ở các doanh nghiệp, các tổ chức
          nghiên cứu công lập như các viện, trường đại học và các tổ chức nghiên cứu
          phi lợi nhuận. Hoạt động KH&CN ở những tổ chức nói trên đang dần trở nên
          phức tạp, ảnh hưởng đến công tác quản lý và xây dựng chính sách ở cấp nhà
          nước và cấp viện, trường.
               Nhiều tổ chức và các trường đại học, kể cả tổ chức phát triển KH&CN
          quốc gia, chịu trách nhiệm về việc xây dựng nguồn nhân lực nghiên cứu. Đã
          có nhiều hành động nhằm đẩy nhanh quá trình này nhưng nguồn cung vẫn
          thiếu hụt nghiêm trọng. Các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu và tổ
          chức tài trợ đều đang bồi dưỡng nghiệp vụ cho các nhà quản lý, mở rộng quy
          mô chức năng của các nhà quản lý cấp trung để bao quát kỹ năng vận động
          tài trợ và đo lường chất lượng công việc. Đó là những việc đòi hỏi phải được
          đào tạo bổ sung. Một cơ cấu sự nghiệp dành cho các nhà nghiên cứu cũng rất
          quan trọng. Cần có kỹ năng quản lý chiến lược trong việc tận dụng và tiếp thị
          cho những hoạt động đổi mới, cũng như cho các tài sản trí tuệ.

               7.4.2  Kết quả hợp tác nghiên cứu khoa học trong nước

               Với vai trò là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
          được thành lập đầu tiên ở ĐBSCL, nhiều năm qua, sự đóng góp của trường
          ĐHCT trong việc đưa tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là
          rất to lớn. Việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, kinh tế vườn, chế
          biến nông sản hàng hoá và công nghệ đã góp phần đưa ĐBSCL xứng với vị
          trí là vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Sản lượng hàng hoá
          nông - lâm - thuỷ hải sản xuất khẩu của vùng hiện nay có phần đóng góp rất
          lớn về trí tuệ và công sức của cán bộ khoa học trường ĐHCT qua nhiều năm
          lặn lội thực tế trên ruộng đồng và miệt mài trong phòng thí nghiệm.

               Kết quả các chương trình, đề tài nghiên cứu, dự án hợp tác trong và
          ngoài nước, ngoài việc ứng dụng vào cải tiến phương pháp giảng dạy, làm tài
          liệu tham khảo trong giảng dạy, xây dựng giáo trình, quản lý chất lượng giáo
          dục cho các khối ngành, còn góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu, từng
          bước nâng cao mức sống của người dân trong vùng. Những công trình nghiên
          cứu đạt kết quả tốt đã được chuyển giao cho nông dân có thể kể đến như:
          Chọn tạo các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt; Xử lý dịch bệnh trên
          cây lúa có hiệu quả; Nâng cao chất lượng cây ăn trái, chế biến bảo quản hoa
          quả; Chuyển giao các kỹ thuật canh tác có hiệu quả, góp phần làm tăng đáng
          kể sản lượng lúa xuất khẩu; Nghiên cứu các giống rau màu, các giống trâu,
          bò nhập nội, bò lai, gà vịt, dê,... và phổ biến kỹ thuật chăn nuôi cho bà con



          206
   215   216   217   218   219   220   221   222   223   224   225