Page 375 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 375

động lực, hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu về máy tính đã được áp dụng
          có hiệu quả trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở cấp độ thứ 4 về quản trị sản
          xuất tự động và cấp độ thứ 5 về hoạch định nguồn lực và logistics tự động
          hiện chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu.
               Trong thời gian tới, để có thể phát triển mạnh mẽ hoạt động chuyển
          giao, ứng dụng và đổi mới công nghệ, ĐBSCL cần nên cân nhắc một số định
          hướng sau đây:

               Một là, tăng cường giải pháp hỗ trợ tài chính cho hoạt động đổi mới
          công nghệ. Theo đó, tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về lãi suất đối với
          doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo ưu tiên
          phát triển khi vay vốn ngắn hạn tại các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, cần có
          chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong các
          vườn ươm doanh nghiệp phù hợp theo từng giai đoạn: khởi sự, tăng trưởng,
          phát triển thành doanh nghiệp lớn. Đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào đổi mới
          công nghệ của các quỹ đầu tư tư nhân, mạo hiểm.

               Hai là, hỗ trợ kết nối theo chuỗi cung ứng. Theo đó, tạo cơ hội hình
          thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước thông qua thu hút đầu tư hiệu quả
          và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam với
          các doanh nghiệp đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và
          nước ngoài; xây dựng các khu công nghiệp hỗ trợ tập trung để tạo cụm liên
          kết ngành; phát triển các ngành công nghiệp vật liệu nhằm tăng cường tính tự
          chủ về nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào nguồn
          nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh và vị trí của doanh
          nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
               Ba là, cải thiện mức độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ
          thông tin trong dịch vụ. Cần đầu tư nâng cấp về hạ tầng kỹ thuật và mức độ
          ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông trong lĩnh vực dịch vụ như lĩnh
          vực công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao.
               Bốn là, phát triển thị trường dịch vụ trực tuyến thông qua việc nâng cao
          tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp, cải thiện trình độ khoa
          học công nghệ ở các cấp quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp từ trung
          ương tới địa phương đáp ứng yêu cầu đặc thù, chuyên biệt của thị trường, hỗ
          trợ doanh nghiệp dịch vụ kết nối hiệu quả với các bên liên quan.
               Năm là, cần quan tâm trong việc bảo quản chế biến trong nông sản.
          Thiết lập các định chế đặc biệt như giảm thủ tục xuất nhập khẩu, xây dựng
          tuyến vận tải đặc biệt để hạn chế chuỗi cung ứng bị đứt gãy, hỗ trợ thủ tục



          364
   370   371   372   373   374   375   376   377   378   379   380