Page 372 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 372

Các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL đã có kế hoạch phát triển năng lực
          của hệ thống logicstics. Tại Cần Thơ, trung tâm logistics hàng không đang
          được quan tâm xúc tiến. Đến năm 2025, Hậu Giang sẽ có 3 trung tâm logistics
          lớn gồm trung tâm logistics Mekong, trung tâm logistics Hậu Giang và trung
          tâm logistics Nông sản xuất khẩu Hậu Giang. Cũng theo báo cáo logistics
          Việt Nam 2021, tỉnh Long An đã quy hoạch 6 trung tâm logistics tại các khu
          vực khác nhau trên địa bàn. Theo đó, tại huyện Bến Lức sẽ có 3 trung tâm
          logistics đặt tại các xã: Thanh Phú, Thạnh Lợi và Lương Hòa; trung tâm
          logistics tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp; trung tâm logistics tại
          cửa khẩu Mỹ Quý Tây và trung tâm logistics tại Cảng Long An. Đến nay, đã
          có đã có 2 trung tâm đi vào hoạt động tại xã Thanh Phú (huyện Bến Lức) và
          tại Cảng quốc tế Long An. Tuy nhiên, các kế hoạch này cần nhiều thời gian
          để thực hiện. Mặt khác, cần phải có những nghiên cứu để đảm bảo tính đồng
          bộ, tính kết nối của các trung tâm logistics này trong tương lai.
               12.7.3  Các kết quả chủ yếu trong phát triển lĩnh vực logistics tại
          ĐBSCL

               Về các tuyến cao tốc, đến năm 2022, vùng ĐBSCL hiện có 50 km cao
          tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương nối thành phố Hồ Chí Minh qua
          Long An đến Tiền Giang. Tuyến cao tốc tiếp nối Trung Lương - Mỹ Thuận
          tuy chưa hoàn thành. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, 7 dự án cao tốc kết nối
          theo trục dọc và trục ngang tại khu vực ĐBSCL đã được Bộ Giao thông Vận
          tải đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đầu tư, xây dựng.

               Về hoạt động cảng, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn qua Công ty Cổ
          phần Vận tải thủy Tân Cảng đã phát triển thị trường cung cấp dịch vụ logistics
          vận tải đường thủy kết nối các cảng khu vực ĐBSCL với hệ thống cảng biển
          của Tân Cảng Sài Gòn. Đến nay, ĐBSCL đã có bốn cảng có khả năng tiếp
          nhận container, gồm: cảng Tân Cảng Mỹ Tho (Tiền Giang), cảng Tân Cảng
          Sa Đéc (Đồng Tháp), cảng Tân Cảng Cao Lãnh (Đồng Tháp), cảng Tân Cảng
          Thốt Nốt (Cần Thơ) và hai cảng liên kết hợp tác lâu dài là Tân Cảng - Mỹ
          Thới (An Giang), Tân Cảng - Trà Nóc (Cần Thơ) kết nối dịch vụ logistics vận
          tải container bằng sà lan với hệ thống cảng của Tân Cảng. Tân Cảng Sài Gòn
          cũng triển khai dịch vụ "taxi vận tải thủy" bằng sà lan kết nối hàng hóa xuất
          nhập khẩu giữa ĐBSCL với các cảng khu vực.

               Một điểm đáng lưu ý về ngành kho lạnh tại ĐBSCL là có sự liên kết
          hợp tác hiệu quả giữa doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất chế
          biến nông thủy sản. Đó là Trung tâm Mekong logistics với công suất kho hàng



                                                                                361
   367   368   369   370   371   372   373   374   375   376   377