Page 374 - Nong nghiep DBSCL hien trang va dinh huong phat trien (GS.TS. Nguyen Thanh Phuong)_16x24_(392p)
P. 374
Một là, hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics bằng việc tiếp tục rà soát
các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và
dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics, đặc biệt tập
trung nhiều hơn vào lĩnh vực hàng nông sản. Tăng lưu lượng hàng hóa vận
chuyển bằng đường thủy nội địa và đường hàng không. Phát triển hệ thống
vận chuyển nhằm đáp ứng xu thế phát triển của thương mại điện tử, trong đó
chú trọng đến giao hàng chặng cuối.
Hai là, nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ logistics:
(1) Cần hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ và nhận thức đúng về quy trình cung
cấp các dịch vụ logistics, đặc biệt là trong quá trình vận tải; đào tạo có hệ
thống nguồn nhân lực có kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ những kiến
thức chuyên môn, am hiểu luật pháp trong nước và quốc tế. (2) Cần có sàn
giao dịch các dịch vụ logistics: tập trung các công ty cung cấp dịch vụ
logistics, cảng và cơ quan chuyên ngành, hình thành nên một chuỗi giá trị
dịch vụ logistics cạnh tranh và hiệu quả. (3) Cần áp dụng các ứng dụng công
nghệ thông tin hiện đại giúp chủ hàng có thể theo dõi hàng trình chuyến hàng
và tình trạng hàng hoá của mình.
Ba là, người nông dân luôn muốn giá trị hàng hoá được công nhận và
bán giá cao nên giao đúng, đủ số lượng và chất lượng như đã cam kết với
thương lái để có thể gắn bó lâu dài, đảm bảo đầu ra ổn định. Vấn đề vệ sinh
an toàn thực phẩm cũng cần phải được đặt lên hàng đầu, cần cung cấp nguyên
liệu sạch, bảo quản tốt nguyên liệu sau thu hoạch, có hồ sơ đầy đủ để truy
xuất nguồn gốc nguyên liệu.
Bốn là, về mặt pháp lý, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch
vụ logistics tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động logistics.
12.8 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
được ban hành theo quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2022
của Thủ tướng Chính phủ đã xác định nhiệm vụ phát triển vùng ĐBSCL đến
năm 2030 trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và
hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới. Trường ĐHCT xác định vai
trò của hoạt động ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp là rất quan
trọng, với nhiều cơ hội và cũng như không ít thách thức. Dựa theo tiêu chuẩn
quốc tế ISA-95/IEC62264 về quá trình sản xuất công nghiệp, thời gian qua
cho thấy ĐBSCL mới bước vào cấp thứ 2 trong 5 cấp độ tổng thể của tiêu
chuẩn. Ở cấp thứ 2 này, việc áp dụng các hệ cảm biến, các cơ cấu chấp hành
363