Page 36 - SDMD CNKT va CNTT trong tien trinh CNH_HDH DBSCL
P. 36

●  Sản xuất hoa và rau củ quả là những ngành hàng có công nghệ tự
                  động hóa khâu sản xuất cây giống, cơ giới hóa khâu làm đất, trồng,
                  chăm sóc, thu hoạch, bón phân và tưới nước kết hợp công nghệ bảo
                  quản tiên tiến. Việc lựa chọn loại rau củ hoặc cây ăn quả có giá trị
                  cao có khả năng sản xuất quy mô công nghiệp là cần thiết.
               ●  Trong sản xuất lúa, tiếp tục áp dụng ảnh viễn thám hoặc không ảnh
                  trong quản lý sâu bệnh, dịch hại, quản lý diện tích và hoạt động sản
                  xuất trên điện thoại thông minh.

               Xu hướng phát triển của nông nghiệp chính xác tại ĐBSCL trong thời
          gian tới dự kiến sẽ tập trung vào các lĩnh vực sau:
               ●  Ứng dụng công nghệ cao: Nông nghiệp chính xác sẽ được ứng dụng
                  rộng rãi các công nghệ cao, như trí tuệ nhân tạo (AI), viễn thám, cảm
                  biến,... để thu thập, phân tích dữ liệu và đưa ra các quyết định tối ưu.

               ●  Liên kết sản xuất: Nông nghiệp chính xác sẽ được kết hợp với các
                  hình  thức  liên  kết  sản  xuất  như  hợp  tác  xã,  doanh  nghiệp  nông
                  nghiệp,... để nâng cao hiệu quả sản xuất (Sánh, 2009).

               ●  Tăng cường đào tạo, tập huấn: Cần tăng cường đào tạo, tập huấn cho
                  nông dân về kiến thức, kỹ năng ứng dụng nông nghiệp chính xác để
                  thích ứng với những thay đổi bất thường trong sản xuất nông nghiệp
                  (Hùng và ctv., 2020).

               Nông nghiệp hiện đại cần phải thay đổi theo mô hình nông nghiệp chính
          xác là xu thế tất yếu. ĐBSCL là đầu tàu về sản xuất nông nghiệp của Việt
          Nam, vì vậy, nông nghiệp ở ĐBSCL cần năng động và liên tục thay đổi hướng
          theo sản xuất nông nghiệp chính xác.


               TÀI LIỆU THAM KHẢO

          Ba, N. T. B., & Hồng, N. K. (2015). Tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất lương
              thực, góp phần đảm bảo an ninh lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp
              chí  Khoa  học  Trường  Đại  học  Sư  phạm  Thành  phố  Hồ  Chí  Minh,  7(73),
              99. https://doi.org/10.54607/hcmue.js.0.7(73).1367(2015).
          Bửu, B. C. (1998). Phát triển giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao và ổn định.
              Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường tỉnh Cần Thơ.
          Dân,  N.  (2023).  Vĩnh  Long  ứng  dụng  công  nghệ  số  trong  nông  nghiệp.
              https://mard.gov.vn/Pages/ung-dung-cong-nghe-so-trong-nong-nghiep.aspx




          22
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41