Page 39 - Công nghệ kỹ thuật và công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đồng bằng sông Cửu Long
P. 39
Chương 2
HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN
LĨNH VỰC TỰ ĐỘNG HÓA
VÀ ĐIỀU KHIỂN THÔNG MINH
Nguyễn Chí Ngôn , Nguyễn Văn Khanh
*
Trường Bách khoa, Trường Đại học Cần Thơ
*
( Email: ncngon@ctu.edu.vn)
2.1 GIỚI THIỆU
Chính phủ đang có chiến lược lâu dài để phát triển bền vững nông
nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) song
song với nhiệm vụ thích ứng với biến đổi khí hậu. Chiến lược này nhằm mục
tiêu phát triển kinh tế vùng, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia và giữ vững vị thế của Việt Nam trong khu vực. Thật vậy, tháng 11
năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP chỉ đạo các tỉnh
ĐBSCL tập trung phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
(Chính phủ, 2017). Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Nghị quyết đang đối
mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức vì biến đổi khí hậu diễn ra với tốc độ
nhanh hơn dự báo và khó dự đoán trong tương lai.
Việc thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực như công nghiệp, nông
nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản giữ một vai trò hết sức quan trọng. Việc số
hóa góp phần tăng hiệu quả sản xuất, dễ dàng trong khâu quản lý các chuỗi
cung ứng nguyên liệu hàng hóa, mở rộng cơ hội giao thương với các doanh
nghiệp trong nước và ngoài nước. Trong lộ trình chuyển đổi số, việc triển
khai các công nghệ tự động hóa vào các quy trình sản xuất, bảo quản, chế
biến và phân phối sản phẩm là hết sức quan trọng, đặc biệt là các kỹ thuật
điều khiển thông minh. Các kỹ thuật này không chỉ giúp khắc phục tốt nhược
điểm của các kỹ thuật kinh điển mà còn phát huy được thế mạnh khi mà các
yêu cầu điều khiển và kết nối ngày càng phức tạp hơn. Trong chương này,
hiện trạng áp dụng công nghệ tự động hóa và điều khiển học cũng như các xu
hướng phát triển trong tương lai sẽ được phân tích và nhận định.
25